Bí quyết dạy con rèn luyện tính kỷ luật

Chủ nhật - 08/11/2020 19:11
Làm sao để con trẻ biết lắng nghe, xây dựng nếp sống tốt, có tính kỷ luật mà không phải dùng các biện pháp để răn đe, trừng phạt chắc hẳn là điều mà các bậc làm cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tham khảo những chia sẻ về phương pháp dạy trẻ tính kỷ luật trong bài viết này:
Bí quyết dạy con rèn luyện tính kỷ luật

Biểu hiện của trẻ em không có tính kỷ luật

Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ

Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ

Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ

Các bé thường không hiểu được tầm quan trọng của việc đi ngủ đúng giờ. Việc không ngủ đúng giờ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt nó gây cho trẻ các chịu chứng như: suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chậm phát triển… Thường nguyên nhân do trẻ bị cuốn vào các trò chơi điện tử, màn hình điện thoại, tivi,… mà quên đi đã đến giờ đi ngủ mặc dù trời đã khuya.

Trẻ làm loạn ở nơi đông người

Trẻ hay quấy khóc, làm loạn nơi đông người

Trẻ hay quấy khóc, làm loạn nơi đông người

Bạn đã từng trải qua việc, một hôm cả gia đình đang đi siêu thị mua đồ. Trong khi bạn đang bận bịu trong việc lựa mua các loại rau, thịt, cá thì trẻ lại nằng nặc đòi mẹ mua bằng được món đồ chơi mới. Bạn bảo “không” và trẻ giãy giụa, khóc lóc bắt mẹ mua cho bằng được.

Nếu bạn cũng đang trong trường hợp này thì đúng rồi đấy. Đây là một biểu hiện rất hay gặp ở trẻ thiếu tính ky luật. Trong trường hợp này, phụ huynh nên chuẩn bị cho bé hai thứ: một là dạy trẻ cách cư xử đúng đắn khi đang ở nơi đông người và hướng dẫn bé kìm hãm ham mong muốn về món đồ ấy.

Tranh giành đồ chơi với bạn

Trẻ thường xuyên giành đồ chơi của bạn

Trẻ thường xuyên giành đồ chơi của bạn

Việc con trẻ có những người bạn chơi cùng quả là một việc vui đúng không nào. Tuy nhiên, bạn đã từng vừa mới thấy con và bạn bè vui cười chơi đùa với nhau quay đi một cái là khóc lóc đùng đùng chạy lại mách mẹ bạn giành đồ chơi của con chưa? Chà Chà đây chắc không còn là chuyện hiếm gặp nữa rồi đúng không nào. Và đây cũng là một trong những biểu hiện của việc trẻ thiếu tính kỷ luật đấy.

Nói trống không với người lớn

Trẻ hay nói trống không với người lớn

Trẻ hay nói trống không với người lớn

Trẻ con có một khả năng rất tuyệt vời đó là khả năng học hỏi và bắt chước hành động của người lớn rất nhanh. Đây là một ưu điểm mà cũng là một khiếm khuyết vì trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực nên việc học hỏi này luôn có thiên hướng hai chiều cả về tích cực và tiêu cực.

Mặc dù trẻ được giáo dục từ phía nhà trường, cha mẹ tuy nhiên việc tiếp xúc với bạn bè, xã hội khiến cho trẻ thiếu tính chọn lọc từ đó dễ dẫn đến việc nói trống không với người khác là không thể tránh khỏi.

Mắc lỗi nhưng trẻ chưa biết cách sửa sai

Trẻ không biết cách sửa sai khi mắc lỗi

Trẻ không biết cách sửa sai khi mắc lỗi

Mắc lỗi nhưng chưa biết cách nhận lỗi đây có thể là một trường hợp thường gặp ở các trẻ. Bé có thể làm bẩn váy áo, làm hỏng món đồ chơi của bạn nhưng không chịu xin lỗi hay xin hứa không tái phạm nhưng vẫn tái phạm sai lầm. Hành động này không hẳn là do bé chưa biết cách mà còn thiếu sự hướng dẫn của người lớn để bé có cách cư xử đúng đắn hơn.

Phương pháp dạy trẻ có tính kỷ luật

Tính kỷ luật cần được rèn luyện trong một quá trình lâu dài và có sự đồng hành, hướng dẫn của người lớn. Vậy bây giờ các bậc cha mẹ nên làm gì để rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ?  Hãy theo dõi tiếp phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Xây dựng phương pháp kỷ luật khi trẻ còn nhỏ

Xây dựng tính kỷ luật cho trẻ từ khi còn nhỏ

Xây dựng tính kỷ luật cho trẻ từ khi còn nhỏ

Bạn đặt niềm tin vào con, muốn con trẻ sau này có tính kỷ luật, biết tuân thủ nguyên tắc của bản thân và xã hội? Bố mẹ nên rèn luyện, uốn nắn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Vì tính kỷ luật không phải ngày một ngày hai mà có được. Bố mẹ có thể giúp trẻ bằng việc đặt ra các mục tiêu, cam kết trong học tập hay làm việc từ đó hình thành nên thói quen cho trẻ.

Người Mỹ có một câu nói rất hay:”suy nghĩ quyết định hành động, hành động quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định số phận.” Mọi hành vi, thái độ của trẻ được xây dựng từ thói quen và nhận thức. Hãy giúp trẻ đặt ra các mục tiêu cho bản thân theo thời gian không những sẽ tạo cho trẻ tính kỷ luật tốt mà còn tạo cho trẻ được tính tự lập cao.

Ví dụ như: Bố mẹ hướng dẫn trẻ xây dựng tính kỷ luật trong sinh hoạt học tập như đi ngủ đúng giờ, cam kết thời gian học tập và vui chơi rõ ràng. Xây dựng thói quen ăn uống điều độ cũng là cách rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ khi còn nhỏ.

Luôn có thái độ kiên quyết và cứng rắn với trẻ

Bố mẹ phải có thái độ cứng rắn kiên quyết trước các hành động thiếu kỷ luật của trẻ

Bố mẹ phải có thái độ cứng rắn kiên quyết trước các hành động thiếu kỷ luật của trẻ

Bố mẹ hãy là những tấm gương tốt cho con trẻ noi theo vì trẻ con rất nhạy bén trong việc học hỏi. Bên cạnh đó luôn giữ thái độ cứng rắn. Như trong trường hợp bé khóc đùng đùng đòi mua món đồ chơi mới chẳng hạn. Phải giữ thái độ cứng rắn, kiên quyết không mua. Nếu bạn mềm lòng mua món đồ con đòi việc ấy chỉ làm cho bé có cảm giác“chiến thắng” và sẽ lại tiếp diễn trong các lần sau nữa đấy

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con

Tôn trọng ý kiến của trẻ

Tôn trọng ý kiến của trẻ

Bạn có quyền mong muốn con mình trở nên tốt hơn, biết vâng lời và có tính kỷ luật cao. Tuy nhiên điều đó chỉ nên thực hiện khi bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con mình. Hãy ngồi xuống nói chuyện với con, xem con bạn có thật sự thích hay không vì có những chuyện bạn mong muốn nhưng rất khó để con thực hiện. Hoặc trở thành một người bạn cùng thực hiện với con về những nguyên tắc được đề ra như vậy sẽ cho bạn cảm giác gần gũi với con của mình hơn đồng thời cùng con xây dựng nên tính kỷ luật một cách tôn trọng từ hai phía.

Hãy cân nhắc về độ tuổi và tính cách của trẻ

Cân nhắc kỹ lưỡng về độ tuổi và tính cách của trẻ

Cân nhắc kỹ lưỡng về độ tuổi và tính cách của trẻ

Trăm loài hoa sẽ trăm hương trăm sắc. Trẻ con cũng vậy, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt và có tính cách hoàn toàn khác nhau. Trong mỗi giai đoạn phát triển của con luôn có sự thay đổi về tính cách. Vì vậy hãy cân nhắc về độ tuổi và tính cách của con để có hướng xây dựng tính kỷ luật một cách tốt nhất. Chẳng hạn như:

– Trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi trẻ bắt đầu có nhu cầu học hỏi nên bạn có thể nói chuyện với con nhiều hơn, có thể bảo con đâu là những việc nên làm và không nên làm. Chẳng hạn như: “Con không được dành đồ chơi của bạn, tụi con nên chia sẻ đồ chơi để chơi với nhau như vậy sẽ vui hơn đấy”

– Trẻ từ 6-8 tuổi , đây là độ tuổi mà trẻ đã nhận thức được việc mình làm nên hãy dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai.

Hi vọng, qua các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bạn đã có thể dễ dàng hơn để tạo thói quen kỷ luật cho con của mình. Chúc bạn thành công!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

20/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: công tác Dân vận 2024

Ngày ban hành: 16/04/2024

CV số 66/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Thực hiện học bạ điển tử

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tổ chức Ngày sách và VH đọc

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác quản lý và bảo đảm AT cho trẻ trong các CSGD MN trên địa bàn huyện

Ngày ban hành: 12/04/2024

KH số 19/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 01/04/2024. Trích yếu: Thi hành PL

Ngày ban hành: 01/04/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây