Cách phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Chủ nhật - 25/04/2021 19:39
Thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em. Tại Việt Nam có những địa phương có tới 50% trẻ bị thiếu máu. Đa phần các trường hợp này là do thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu làm trẻ mệt mỏi, hoạt động trí não và thể lực đều kém. Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu tới các cơ quan khác nhau của cơ thể. Điều trị thiếu máu ở trẻ em đúng cách sẽ giúp tình trạng này được cải thiện.
Cách phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

1. Thiếu máu ở trẻ là gì?

Thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em

 Thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em (Ảnh internet)

Trong máu, tế bào hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể và lấy C02 thải ra ngoài. Hemoglobin trong hồng cầu là thành phần đảm nhiệm chức năng này. Khi lượng hemoglobin giảm dưới giới hạn bình thường gây nên tình trạng thiếu máu.

Để chẩn đoán chính xác một trẻ có bị thiếu máu hay không, cần lấy máu xét nghiệm lượng hemoglobin.

Bình thường lượng hemoglobin từ 130-140 g/l. Nếu giá trị này dưới 110 -120 g/l là có thiếu máu.

2. Triệu chứng thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu khiến trẻ chậm phát triển

 Thiếu máu khiến trẻ chậm phát triển (Ảnh internet)

Những biểu hiện thiếu máu ở trẻ thường gặp bao gồm:

  • Trẻ da xanh xao, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, chán ăn, ít hoạt động, ngừng tăng cân.
  • Trẻ mất tập trung, học tập kém.
  • Hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Nếu tình trạng mất máu cấp tính với số lượng nhiều có thể gây mạch nhanh, tim đập nhanh, huyết áp tụt, khó thở, suy hô hấp, suy tim… Thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

3. Các nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

3.1 Thiếu máu do giảm sản xuất

Một số nguyên nhân gây tình trạng sản xuất máu bị suy giảm như:

– Thiếu sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin. Do vậy nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm lượng hemoglobin trong cơ thể. Dẫn đến thiếu máu ở trẻ em. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

– Thiếu vitamin B12, acid folic, protein: Đây cũng là các yếu tố cần thiết trong quá trình tạo máu. Nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến thiếu máu.

– Do bất thường ở tủy xương: Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu. Khi bị bệnh gây rối loạn quá trình tạo máu, có thể sản xuất ra các tế bào máu ác tính.

3.2. Thiếu máu do tan máu

– Do các nguyên nhân di truyền sinh ra các hồng cầu bất thường không đảm nhiệm được chức năng. Ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia…

– Các nguyên nhân mắc phải như bất đồng nhóm máu mẹ con, sốt rét, nhiễm độc hóa chất, nọc rắn, nấm độc…

Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu máu tan máu

 Bệnh hồng cầu hình liềm gây thiếu máu tan máu (Ảnh internet)

3.3 Thiếu máu do chảy máu:

Chảy máu gây mất máu do các nguyên nhân như: nhiếm giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, chấn thương, rối loạn hệ đông máu…

4. Điều trị thiếu máu ở trẻ em

Điều trị thiếu máu ở trẻ em dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân khác nhau có những cách điều trị khác nhau tùy bệnh lý cụ thể.

4.1 Một số điều trị chung bao gồm:

Truyền máu

Truyền máu khi thiếu máu nặng

Truyền máu khi thiếu máu nặng (Ảnh internet)

  • Truyền máu được chỉ định khi có tình trạng thiếu máu mức độ nặng hoặc cấp tính. Mà tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động chức năng các cơ quan của cơ thể.
  • Thông thường khi lượng hemoglobin giảm dưới 50 g/l, người bệnh cần bù lượng máu thiếu bằng truyền các chế phẩm máu thích hợp.
  • Truyền máu được thực hiện tại bệnh viện và cần đảm bảo tuân thủ quy tắc truyền máu an toàn.

Bổ sung các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu:

  • + Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 qua các chế phẩm tổng hợp. Nên dùng thuốc điều trị thiếu máu ở trẻ em theo chỉ định của bác sỹ để tránh dư thừa không tốt.
  • + Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Cho trẻ ăn các thức ăn giàu sắt, acid folic, vitamin như thịt đỏ, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc…

4.2 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh:

Tùy vào nguyên nhân gây nên thiếu máu mà có các phương pháp điều trị thiếu máu tương ứng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị trong vài trường hợp cụ thể sau:

Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Bổ sung các chế phẩm sắt cho trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

Bổ sung các chế phẩm sắt cho trẻ bị thiếu máu thiếu sắt (Ảnh internet)

Nếu bị thiếu sắt, cơ thể không tạo ra được hồng cầu bình thường. Đây là loại thiếu máu dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em.

Các nguyên nhân gây thiếu sắt bao gồm do cung cấp thiếu (chế độ ăn thiếu sắt). Hoặc do hấp thu sắt kém ở những trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc dị dạng dạ dày – ruột. Một số trường hợp khác mất sắt qua chảy máu đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, giun móc, polyp ruột…

Điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng cách:

  • Bổ sung các chế phẩm sắt dễ hấp thu.
  • Ăn thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt…
  • Điều trị các bệnh gây mất sắt hoặc kém hấp thu sắt như: tẩy giun định kỳ, điều trị loét dạ dày, tiêu chảy kéo dài…
Nhiễm giun móc là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Nhiễm giun móc là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ (Ảnh internet)

Thiếu máu do loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý hay gặp ở người lớn. Tuy nhiên ở trẻ em cũng có thể gặp bệnh lý này và ngày càng gia tăng.

Loét dạ dày làm xuất hiện máu trong phân. Có thể không quan sát được bằng mắt thường. Nhưng soi dưới kính hiển vi thấy hồng cầu thoát ra theo phân ra ngoài. Lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính ở trẻ.

Điều trị bệnh lý loét dạ dày tá tràng cho trẻ sẽ giải quyết được vấn đề thiếu máu ở trẻ.

Thiếu máu trong bệnh thalassemia

Bệnh thalassemia là một bệnh di truyền với bất thường chuỗi hemoglobin, khiến chúng không thực hiện được chức năng.

Điều trị bệnh thalassemia bằng việc kết hợp các biện pháp truyền máu, thải sắt, bổ sung acid folic. Một số trường hợp cần cắt lách hoặc điều trị bằng tế bào gốc.

Hình ảnh một trẻ mắc bệnh thalassemia

Hình ảnh một trẻ mắc bệnh thalassemia (Ảnh internet)

Thiếu máu do bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính gây thiếu máu ở trẻ ví dụ bệnh thận mãn tính.

Điều trị thiếu máu bằng tiêm erythropoietin tái tổ hợp. Chất này có tác dụng kích thích sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương. Mà thường bị thiếu hụt trong bệnh lý thận mạn.

Thiếu máu do bệnh ở tủy xương

Bệnh ở tủy xương thường phức tạp, khó điều trị, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa huyết học.

Phác đồ điều trị bao gồm truyền hóa chất hoặc ghép tủy, kết hợp với điều trị triệu chứng.

Bệnh máu trắng là bệnh lý ác tính gây thiếu máu

Bệnh máu trắng là bệnh lý ác tính gây thiếu máu (Ảnh internet)

Các bậc phụ huynh có thể ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ bằng cách cho trẻ ăn chế độ ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt thực phẩm giàu sắt, acid folic hay vitamin B12. Tẩy giun định kỳ cho trẻ cũng là một biện pháp hữu hiệu. Ngoài ra cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý khác gây thiếu máu. Cha mẹ nên chủ động phòng thiếu máu ở trẻ như vậy trẻ sẽ có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

KH số 11/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 29/02/2024. Trích yếu: Lựa chọn SGK

Ngày ban hành: 29/02/2024

KH số 09/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng...

Ngày ban hành: 21/02/2024

CV số 31/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/02/2024. Trích yếu: Hướng dẫn kiểm tra giữa kỳ ...

Ngày ban hành: 28/02/2024

CV số 14/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: thuyên chuyển công tác

Ngày ban hành: 22/01/2024

CV số 12/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 19/01/2024. Trích yếu: GD KNS

Ngày ban hành: 19/01/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây