Mầm non Tuổi Thơ

https://mntuoitho.dautieng.edu.vn


Hãy dạy trẻ tính chân thật

Nguyên do đâu trẻ lại nói dối? Làm thế nào các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ biết rằng nói dối không phải là một hành vi được chấp nhận? Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một vài câu trả lời...
Hãy dạy trẻ tính chân thật

Đa số các trẻ em dù ít hay nhiều cũng từng có một lần nói dối và có rất nhiều lí do để chúng làm như vậy.

Ví dụ, những đứa trẻ nhỏ thường tự nghĩ ra các câu chuyện và thêu dệt nó thành những câu chuyện khó tin. Điều này khá bình thường vì ở độ tuổi này trẻ rất thích nghe kể chuyện và nảy sinh ra những suy nghĩ kì diệu, vì thế sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng vẫn là điều mà trẻ vẫn không phân biệt được.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, chúng có thể nói dối để tránh làm điều gì mà người khác mong đợi ở chúng, để khỏi bị khiển trách hoặc trừng phạt, hay đơn giản là gây sự chú ý. Dĩ nhiên, cũng có thể do trẻ bị nhiễm những thói quen từ cha mẹ, người lớn hay những đứa trẻ khác mà chúng hay tiếp xúc.

Cũng nên lưu ý rằng những bậc phụ huynh nào có quan điểm ngăn cấm, quá khắt khe hay chỉ trích quá mực thì cũng thực sự làm cho trẻ ‘thích ứng' với việc nói dối, vì chúng sẽ rất sợ cha mẹ chúng nổi giận hoặc không hài lòng.

Ngăn chặn thói quen nói dối

Bất kể lí do gì thì nói dối rõ ràng là một thói quen không ai tán thành mà cần phải được ngăn chặn nó xảy ra ở trẻ, nhất là khi chúng đã trải qua giai đoạn tưởng tượng diệu kì.

Khi bạn phát hiện ra con bạn đang nói dối, tốt nhất là nên đặt trẻ ngồi ở góc phòng và bảo ban trẻ một cách bình tĩnh và từ tốn. Giải thích với trẻ lý do tại sao nói dối không được chấp nhận trong gia đình và cũng sẽ không thể tha thứ khi trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Có lẽ một cuộc tranh luận về vấn đề này sẽ tốt hơn là cứ trách mắng và trừng phạt con bạn ngay lập tức khi chúng nói dối.

Sau đây là những những bí quyết để giúp con bạn bỏ được thói quen nói dối:
• Đừng làm ngơ với tật nói dối. Nói dối, cũng như là những vấn đề tiềm ẩn bên trong nó, sẽ chỉ trở nên nghiêm trọng hợn nếu bạn chọn cách làm ngơ.
• Đừng gán ghép, phán xét hay dùng những lời lẽ cay nghiệt đối với trẻ. Ví dụ, nếu bạn biết chắc con mình đã làm vỡ một thứ gì đó mà trẻ không cho rằng chúng đã chạm vào đồ vật đó, nói một câu đại loại như " Mẹ không biết là còn cách nào mà có thể làm cho cái này vỡ vụn ra như vậy" có thể là một giải pháp tốt hơn để thăm dò và hướng trẻ từ từ nói ra sự thật.
• Hãy sống trong hiện thực đối với những mong đợi của bạn đối với trẻ. Nếu mục tiêu đề ra cho trẻ là quá cao, trẻ sẽ nói dối để ‘bảo vệ' mình khỏi bị trách mắng từ cha mẹ. Những mục tiêu không thực tế có thể là nguyên nhân làm cho trẻ đánh mất đi sự tự tin đối với chính bản thân mình.
• Tập trung vào lý do tiểm ẩn trong những lời nói dối của trẻ chứ không phải tập trung vào chính cảm xúc của bạn, vì vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, trẻ hay nói dối thường phải vật lộn với một lòng tự trọng thấp kém và gặp phải những vấn đề về sự tự cao và tính đồng nhất. Chúng nói dối để ‘che giấu' đi cảm xúc chưa vững vàng của chúng. Một khi các bậc phụ huynh hiểu rằng lòng tự trọng thấp kém là nguyên nhân dẫn đến hành vi như vậy thì họ có thể làm mọi cách để nâng cao sự tự tin cho trẻ.
• Hạn chế nói những câu như "Nếu con nói dối thêm một lần nữa..." vì như vậy sẽ làm cho trẻ ngộ nhận rằng câu nói của bạn hàm ý là sẽ cho trẻ một cơ hội hoặc khả năng nói dối vào những lần tiếp theo. Thể hiện sự kiên quyết và sử dụng những lời nói dứt khoát chẳng hạn như "con không được nói như vậy nữa nha"
• Luôn sử dụng những lập luận trước tiên, nếu bạn muốn trừng phạt trẻ, hãy thực hiện bằng cách giảm đi những quyền lợi của chúng, chẳng hạn như chỉ cho phép trẻ xem tivi hoặc sử dụng máy vi tính ít hơn hai giờ, hoặc không cho trẻ ăn những món tráng miệng yêu thích sau bữa ăn tối. Nhưng phải giải thích rõ ràng những hệ quả này trước để có sự ngăn chặn tốt hơn. Nói chung, phòng bệnh thì lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh.
• Tập trung vào những cải tiến thay vì mong mỏi một sự trừ diệt tức thời của vấn đề mà khó có khả năng thực hiện. Trẻ em như người lớn cần nhiều thời gian và sự động viên để thay đổi hành vi của chúng.
• Noi theo tính chân thực của chính bản thân bạn. Hãy chú ý đến những gì mà bạn nói, và giám sát những gì mà con bạn nghe từ những người xung quanh. Sử dụng mọi thời cơ để giải thích và chứng minh rằng nói dối là một điều sai trái và đó là những hậu quả mà trẻ phải gánh chịu.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây