10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

Thứ hai - 25/11/2019 14:21
Ngày nay, nhiều bố mẹ bận rộn nên sẵn sàng cho con xem tivi để tránh bị làm phiền. Giờ đây, bố mẹ hãy suy nghĩ lại khi biết tác hại của xem tivi với trẻ em.
10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại và đời sống xã hội, chiếc tivi trở thành vật không thể thiếu trong mỗi gia đình vì nó giúp cả nhà giải trí, quây quần sau bữa ăn. Bên cạnh những lợi ích đó, xem tivi nhiều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những trẻ xem tivi trước khi đi học mẫu giáo sẽ gặp rắc rối nhiều hơn so với những đứa trẻ khác. Việc cho trẻ xem tivi nhiều khi còn quá nhỏ sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực khi trẻ lên 10, chẳng hạn như không thích đi học, ăn những món không tốt cho sức khỏe và dễ bị béo phì. Cho trẻ xem tivi quá nhiều khi còn nhỏ luôn được cho là có hại.1. Gây tổn hại đến cấu trúc não

Xem tivi quá nhiều có thể làm tổn hại cấu trúc não. Những đứa trẻ dành hầu hết thời gian để xem tivi có số lượng chất xám trong các vùng xung quanh vỏ não trước trán, khu vực phía trước thùy trán, nhiều hơn. Tuy nhiên, phần tăng lên này là tiêu cực vì nó liên kết với khả năng hiểu biết về ngôn ngữ kém hơn.

Nhiều người cho rằng việc xem tivi có thể giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức hơn từ các chương trình giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiếp nhận kiến thức quá nhiều chưa chắc tốt vì não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để chứa hết. Điều này có thể gây tổn hạn đến chức năng nhận thức của trẻ.

2. Xem tivi không có giá trị giáo dục đối với các bé dưới 2 tuổi

Nếu con của bạn dưới 2 tuổi thì việc xem tivi chẳng đem lại cho bé bất cứ một kiến thức nào cả.

  • Những chương trình trên tivi không phải lúc nào cũng phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
  • Thực tế, nếu trẻ xem các chương trình hoạt hình quá nhiều thì trẻ sẽ có một cái nhìn rất méo mó về thế giới thực. Trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề trong việc xử lý tình huống nếu trẻ cứ mải sống trong thế giới ảo.

3. Làm trẻ mất một khoảng thời gian quý báu

Dành quá nhiều thời gian cho việc xem tivi có thể khiến trẻ mất một khoảng thời gian quý báu để có thể trải nghiệm thực tế.

  • Việc quan sát và trải nghiệm những điều thực trong cuộc sống có thể giúp phát triển các chức năng của não.
  • Khi trẻ chơi với những đứa trẻ khác hoặc chơi với đồ chơi thật, trẻ sẽ học được nhiều điều hơn là cứ mải dán mắt vào tivi.

4. Làm tê liệt khả năng sáng tạo

Khi trẻ tiếp xúc tivi quá nhiều, khả năng suy nghĩ sáng tạo của trẻ có thể bị tê liệt.

  • Một số chương trình truyền hình có thể dạy cho trẻ kiến thức nhưng nó làm giới hạn khả năng tư duy của trẻ.
  • Các chương trình truyền hình thường đưa ra các hoạt động và các ý tưởng đã được chuẩn bị trước. Do đó, trẻ sẽ không thể chủ động tự suy nghĩ hoặc làm điều gì đó.

5. Không có thời gian đọc sách

10-tac-hai-cua-viec-xem-tivi-doi-voi-tre-em-1

Thay vì dành thời gian ngồi trước màn hình tivi thì trẻ có thể sử dụng thời gian đó để đọc sách.

  • Đọc sách là một hoạt động tốt hơn nhiều so với việc xem tivi. Bạn nên tập cho trẻ thói quen này ngay từ khi còn nhỏ để khi đến tuổi đi học thì trẻ có thể làm quen với sách vở dễ dàng hơn.
  • Đọc sách cũng giúp cải thiện khả năng nhận thức và vận động của trẻ nhỏ. Khoảng thời gian để đọc sách có thể giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ.

6. Xem tivi quá nhiều có thể cản trở khả năng giao tiếp của trẻ

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn của tivi có thể ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt của trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với các âm thanh phát ra từ tivi, bé sẽ khó tiếp nhận những âm thanh khác. Điều này cản trở khả năng diễn đạt và ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ.

7. Khó khăn khi học chung với thầy cô giáo

Nếu thường xuyên xem các chương trình giáo dục trên tivi, trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với cách dạy của các thầy cô giáo ở ngoài đời thật vì:

  • Những gì diễn ra trên tivi thường có nhịp điệu nhanh và mang tính hoạt hình hơn so với việc học ở ngoài đời. Một khi đã quen với cách học này, trẻ sẽ cảm thấy khó tập trung khi nghe thầy cô giảng bài trong lớp.
  • Ngoài ra, xem tivi cũng khiến trẻ khó chú tâm vào việc học hoặc làm bài tập về nhà.

8. Ảnh hưởng những thứ tiêu cực từ tivi

Xem tivi nhiều thường được xem là không tốt và một trong những nguyên nhân là do nó có các chương trình không phù hợp với trẻ nhỏ.

  • Mặc dù bạn đã kiểm soát những chương trình mà trẻ xem nhưng những chương trình không phù hợp với độ tuổi của trẻ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
  • Chương trình truyền hình không phải lúc nào cũng phù hợp với khả năng hiểu biết hoặc phù hợp với những giá trị mà bạn muốn giáo dục trẻ. Ví dụ, bạn muốn dạy trẻ không nên ăn các thực phẩm đóng gói nhưng các chương trình quảng cáo lại khuyến khích điều này.

9. Dễ dẫn đến tình trạng béo phì

Xem tivi nhiều khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến cân nặng của trẻ.

  • Trẻ xem tivi nhiều sẽ gặp rắc rối với cân nặng của mình ngay từ khi còn nhỏ. Đa số sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì rất cao.
  • Xem tivi nhiều sẽ khiến trẻ không có nhiều thời gian để tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể thao.

10. Tăng huyết áp

Việc tiếp xúc nhiều với tivi có thể khiến trẻ bị tăng huyết áp.

  • Trẻ em từ 2 – 10 tuổi xem tivi nhiều có nguy cơ bị cao huyết áp hơn 30%.
  • Nếu xem tivi đi kèm với việc không vận động thì con số này tăng lên đến 50%.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tác hại của tivi đối với trẻ nhỏ. Thay vì dành thời gian ngồi trước màn hình, bạn có giúp trẻ tham gia vào các hoạt động khác hữu ích hơn như đọc sách hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

KH số 11/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 29/02/2024. Trích yếu: Lựa chọn SGK

Ngày ban hành: 29/02/2024

KH số 09/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng...

Ngày ban hành: 21/02/2024

CV số 31/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/02/2024. Trích yếu: Hướng dẫn kiểm tra giữa kỳ ...

Ngày ban hành: 28/02/2024

CV số 14/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: thuyên chuyển công tác

Ngày ban hành: 22/01/2024

CV số 12/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 19/01/2024. Trích yếu: GD KNS

Ngày ban hành: 19/01/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây