Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Thứ sáu - 03/01/2020 15:13
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp con bạn phát triển sự tự tin, có ý thức tốt về giá trị bản thân, và duy trì các mối quan hệ tốt hơn với bạn và những người khác. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, hãy dạy trẻ kỹ năng giao tiếp để lớn lên trẻ luôn tự tin với khả năng của mình.
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

 

1. Trò chuyện với trẻ bằng thái độ tôn trọng

Để trẻ tự tin giao tiếp thì bản thân bố mẹ phải có sự tôn trọng với trẻ khi trẻ bắt đầu nói. Hãy đối diện với trẻ, nhìn vào mắt trẻ và gật đầu hoặc tỏ thái độ khi nghe trẻ nói. Như thế trẻ sẽ có hứng nói hơn và cảm thấy mình đang được tôn trọng. Trẻ sẽ tự tin khi giao tiếp với tất cả mọi người.

Khi trẻ đang nói đến một vấn đề nào đó, dù trẻ có hiểu sai vấn đề thì bạn cũng đừng bao giờ phủ đầu trẻ rằng “con biết gì mà nói”, “con nít nhiều chuyện”…Hãy bình luận, phân tích, thảo luận với trẻ để trẻ hiểu thì việc giao tiếp của trẻ sẽ vô cùng dễ dàng.

2. Cho phép trẻ trò chuyện và giải đáp tất cả những thắc mắc của trẻ

Đừng bao giờ đặt ra giới hạn của sự giao tiếp, kể cả những chủ đề lớn và nhạy cảm như ma túy, mại dâm, giới tính, tình yêu, bạo lực…Thậm chí, càng những chủ đề nhạy cảm càng cần tăng cường sự giao tiếp với trẻ. Điều đó có nghĩa là trẻ hiểu có thể thảo luận và nói với bố mẹ tất cả mọi vấn đề và chúng sẽ nhận được những ý kiến chính xác. Trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ với các vấn đề đó sau này bởi những buổi nói chuyện đó chính là cách cha mẹ giáo dục con một cách nhanh nhất. Tuy nhiên hãy dạy trẻ cách nói sao cho tinh tế, súc tích mà vẫn tôn trọng người khác.

3. Không áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của mình lên con

Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau về các vấn đề. Bạn đừng áp đặt lối suy nghĩ của mình đối với con và bắt con phải tuân theo. Hãy cứ để con thoải mái nói chuyện, nói lên suy nghĩ và kết luận về một vấn đề nào đó. Thậm chí, hãy khuyến khích con tự nhận định, đánh giá vấn đề trước khi bạn đưa ra quan điểm của mình. Việc này sẽ rèn cho con khả năng tổng hợp thông tin, cách lựa chọn và đánh giá thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

4. Không ép trẻ nói ra những điều chúng không muốn nói

Giao tiếp không hẳn là phải nói ra tất cả mọi vấn đề mà đôi khi đơn giản cũng chính là sự im lặng, đồng cảm với đối phương. Khi trẻ có chuyện buồn, đừng cố gắng đòi hỏi trẻ hãy nói ra. Hãy ngồi bên con, nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn về vấn đề của trẻ. Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, tự tin và đồng thời cũng là cách rèn luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp hàng ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

20/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: công tác Dân vận 2024

Ngày ban hành: 16/04/2024

CV số 66/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Thực hiện học bạ điển tử

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tổ chức Ngày sách và VH đọc

Ngày ban hành: 12/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 12/04/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác quản lý và bảo đảm AT cho trẻ trong các CSGD MN trên địa bàn huyện

Ngày ban hành: 12/04/2024

KH số 19/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 01/04/2024. Trích yếu: Thi hành PL

Ngày ban hành: 01/04/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây