Sốt siêu vi ở trẻ: Triệu chứng cách chăm sóc và phòng ngừa

Thứ tư - 23/11/2022 20:15
Sốt siêu vi là bệnh lý mà bé rất dễ gặp phải. Vậy triệu chứng nhận biết sốt siêu vi ở trẻ là gì? Bố mẹ nên chăm sóc như thế nào khi bé bị sốt siêu vi?
Sốt siu vi ở trẻ
Sốt siu vi ở trẻ

1. Sốt siêu vi ở trẻ là như thế nào?

Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ còn được gọi là sốt virus, đây là tình trạng mà cơ thể của bé có dấu hiệu sốt cao kèm theo các triệu chứng khác do cơ thể bị nhiễm virus. Có rất nhiều các loại virus khác nhau, tùy từng tác nhân virus mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong đó, các virus gây bệnh phổ biến nhất có thể kể đến như virus cúm, Enterovirus, Coronavirus,... Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều nhất vào các thời điểm giao mùa, thời điểm có sự thay đổi thất thường.

Sốt siêu vi là tình trạng dễ xảy ra với trẻ

Sốt siêu vi là tình trạng dễ xảy ra với trẻ

Sốt siêu vi ở trẻ có thể lây truyền qua một số cách thức như:

  • Trẻ tiếp xúc hoặc nói chuyện với người đang mắc sốt siêu vi.

  • Ăn thực phẩm có chứa virus, vi khuẩn.

  • Mẹ bầu có thể lây truyền cho bé trong quá trình sinh nở

Sốt siêu vi ở trẻ thường kéo dài từ từ 7 - 10 ngày hoặc có thể nhanh hơn nếu trẻ được điều trị đúng cách. Trong trường hợp trẻ sốt siêu vi, bố mẹ cũng không nên chủ quan để tránh các biến chứng tiêu cực có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ nhỏ?

Sốt siêu vị với trẻ nhỏ có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường, do đó, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm tới các triệu chứng của bé. Gồm có:

Sốt cao

Với sốt siêu vi, sốt cao là biểu hiện cơ bản nhất của bệnh lý. Trẻ có thể sốt cao từ 38 - 39 độ, thậm chí có thể cao hơn.

Trẻ thường bị sốt cao khi bị sốt siêu vi

Trẻ thường bị sốt cao khi bị sốt siêu vi

Sốt cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu không có phương pháp hạ sốt kịp thời có thể gây ra tình trạng co giật, ảnh hưởng tới não bộ hay gay suy hô hấp,...

Vấn đề về tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường sẽ xuất hiện khá sớm nếu sốt siêu vi là do virus gây ra ở đường tiêu hóa. Thông thường, trẻ có thể buồn nôn, nôn, đi phân lỏng.

Nôn mửa

Trẻ có nôn nhiều hoặc có cảm giác muốn được nôn ói. Nôn nhiều sau khi ăn.

Đau nhức mình mẩy

Thường đi kèm với sốt tình trạng sốt cao. Trẻ bị đau nhức khắp người, khó chịu và quấy khóc.

Cơ thể phát ban

Trẻ có thể xuất hiện tình trạng phát ban, mẩn đỏ ở mắt hoặc toàn thân. Các nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khoảng 2 - 3 khi trẻ có triệu chứng sốt cao. Sau khi xuất hiện, tình trạng sốt của bé có xu hướng được cải thiện.

Phát ban ở trẻ bị sốt siêu vi

Phát ban ở trẻ bị sốt siêu vi

Một vài triệu chứng khác

  • Đau đầu.

  • Viêm kết mạc mắt.

  • Viêm hạch.

3. Sốt siêu vi có gây ra biến chứng cho trẻ không?

Theo các chuyên gia, sốt siêu vi hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ như sốt cao, co giật, rối loạn điện giải.

Do đó, với các trường hợp sau đấy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sốt siêu vi gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao.

  • Trẻ có tình trạng sốt cao liên tục, khó hạ sốt trên 2 ngày.

  • Sốt cao kèm theo dấu hiệu xuất huyết dưới da hoặc tiêu chảy kéo dài.

  • Trẻ có dấu hiệu mê man, ngủ li bì và mất ý thức.

4. Bố mẹ nên chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi như thế nào?

Khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà, bố mẹ nên thực hiện theo các lưu ý như sau:

  • Cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.

  • Bởi bớt quần áo, chăn đắp cho trẻ. Điều này có mục đích giúp cơ thể của bé giảm nhiệt và làm giảm sốt.

  • Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm để lau mát cho bé khi bé có tình trạng sốt cao. Cách làm này không áp dụng với trẻ sơ sinh, chỉ áp dụng với bé từ 6 tháng đến 5 tuổi.

  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt cao trên 38.5 độ. Khi dùng thuốc, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng khuyến cáo.

  • Dùng khăn đã nhúng nước ấm, vắt còn hơi ướt và chườm vào 2 bên bẹn và 2 bên nách của bé. Khi kiểm tra cơ thể của bé giảm còn dưới 38 độ thì ngừng chườm ấm.

  • Bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, oresol hoặc nước ép hoa quả.

  • Cho bé được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thoải mái.

  • Khi bé ốm, bố mẹ nên cho bé ăn các loại đồ ăn có dạng lỏng, dễ ăn và dễ nuốt như cháo, súp, canh,... Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và không ép bé ăn quá nhiều trong một lần.

  • Xây dựng thực đơn với nhiều hoa quả, rau củ để trẻ tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi.

Bố mẹ nên cho bé có không gian và thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi bị bệnh

Bố mẹ nên cho bé có không gian và thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi bị bệnh

5. Phòng ngừa bệnh lý đối với trẻ

Bố mẹ có thể ngừa khả năng mắc sốt siêu vi ở trẻ thông qua các phương pháp sau:

  • Không cho trẻ tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người đang bị bệnh.

  • Luôn giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.

  • Không tắm quá lâu cho trẻ.

  • Không cho trẻ tắm mưa hoặc chơi quá lâu dưới điều kiện nắng gắt.

  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và đảm bảo chất giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ. 

  • Đảm bảo vệ sinh với môi trường sống của bé giúp ngăn chặn tối đa sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh.

  • Tập cho bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chơi đồ chơi.

  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

 

Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây