Sự cần thiết của tiêm chủng đúng lịch.

Chủ nhật - 15/11/2020 14:58
6 lý do cần tuân thủ tiêm chủng ''đúng lịch đủ liều'' theo khuyến nghị của CDC (Hoa Kỳ)
Tiêm chủng cho bé
Tiêm chủng cho bé

Tiêm vắc xin đúng lịch không chỉ bảo vệ trẻ mà sẽ bảo vệ bất kỳ ai xung quanh có hệ miễn dịch yếu. Tại Hoa Kỳ, các bậc phụ huynh đều dựa vào nguồn đáng tin cậy của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) để quyết định loại vắc-xin và thời điểm nào đưa trẻ đi tiêm.

Sau đây là 6 lý do giải thích tại sao các bậc phụ huynh nên tuân thủ đúng lịch tiêm chủng theo khuyến nghị của CDC (Hoa Kỳ).

1. Vì sao phải tiêm vắc xin đúng lịch?

Lịch tiêm chủng theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, trong đó có các bệnh nguy hiểm. Các bác sĩ giỏi nhất, các chuyên gia y tế công cộng và các nhà khoa học thiết kế lịch trình tiêm chủng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin ở các độ tuổi khác nhau và khả năng bé bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh cụ thể. Điều này đảm bảo trẻ được bảo vệ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất.

2. Vì sao phải tiêm vắc xin đủ liều?

Đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin không đủ liều cũng gây ra tình trạng không đủ lượng kháng nguyên để kích thích cơ thể tạo miễn dịch đầy đủ, do đó để phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vắc-xin có chỉ định tiêm nhắc theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.

Tiêm Vaccine
Đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt

3. Ngăn ngừa biến chứng

Việc tiêm vắc xin không đúng lịch có thể khiến con bạn dễ mắc bệnh và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vắc-xin được ví như chiếc mũ bảo hiểm cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các chấn thương nghiêm trọng. Trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng. Ví dụ, đối với người lớn, triệu chứng ho của bệnh ho gà có thể kéo dài trong vài tuần, nhưng đối với trẻ dưới một tuổi thì bệnh ho gà rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

4. Bảo vệ sớm trẻ khỏi bệnh tật

Cách tốt nhất là nên tiêm phòng trước khi con bạn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tương tự như việc bạn thắt dây an toàn cho trẻ trước khi xe lăn bánh để phòng các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình lưu thông trên đường, vắc-xin có cách thức hoạt động tương tự. Nếu đợi cho đến khi bạn nghĩ trẻ có thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thì mới bắt đầu chăm sóc, điều trị hoặc trong thời điểm dịch bệnh bùng phát thì có thể trẻ không có đủ thời gian để vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa hoặc sản xuất không đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thiết lập lịch trình tiêm chủng luôn nhấn mạnh đến thời điểm trẻ phải đi tiêm vắc xin. Lịch trình tiêm chủng nhằm khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để trẻ được cung cấp khả năng miễn dịch sớm trong đời, trước khi trẻ có khả năng bị phơi nhiễm với các bệnh đe dọa đến tính mạng.

5. Cách bảo vệ tốt nhất

Tiêm
Các mũi tiêm cơ bản đầu tiên giúp trẻ khả năng phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh lý trong thời kỳ thơ ấu

Các mũi tiêm cơ bản đầu tiên giúp trẻ khả năng phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh lý trong thời kỳ thơ ấu. Theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Khi đó, trẻ sẽ cần được tiêm vắc-xin nhắc lại sẽ giúp hệ miễn dịch tái sản xuất kháng thể và sẽ giúp cơ thể trẻ đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối.

6. Bảo vệ lâu dài

Khi bạn tiêm vắc-xin ho gà và cúm trong khi mang thai, bạn có thể truyền một lượng kháng thể nhất định đủ để bảo vệ cho thai nhi trước khi sinh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh mà bạn đã có miễn dịch và chỉ có thể bảo vệ trẻ trong vài tháng đầu.

Bên cạnh đó, kháng thể của mẹ được truyền cho trẻ thông qua bú sữa mẹ nhưng không đủ để bảo vệ bé lâu dài. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất, cung cấp các kháng thể và các chất kháng khuẩn giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật, do đó trong vòng 6 tháng đầu đời trẻ rất ít khi mắc bệnh. Qua 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm và tiếp xúc với nhiều nguy cơ gây bệnh, trong khi cơ thể chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, khi trẻ bú sữa mẹ ít đi thì lượng kháng thể truyền từ mẹ sang con cũng giảm theo. Và sữa mẹ cũng không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi bệnh tật, ngay cả đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì vắc-xin là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiều bệnh. Đó là lý do tại sao tuân theo lịch tiêm chủng rất quan trọng để đảm bảo hệ thống miễn dịch cho trẻ có được sự giúp đỡ cần thiết và bảo vệ trẻ lâu dài trước các bệnh có thể phòng ngừa được.

7. Hạn chế lây lan bệnh

Tiêm
Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng thời điểm không chỉ bảo vệ con bạn mà bạn đã giúp bảo vệ bạn bè, gia đình và người dân xung quanh

Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là các đối tượng dễ mắc bệnh như trẻ sơ sinh chưa đến lịch tiêm vắc-xin và người có hệ miễn dịch yếu. Bằng cách tiêm vắc-xin cho trẻ đúng thời điểm, điều đó không chỉ bảo vệ con bạn mà bạn đã giúp bảo vệ bạn bè, gia đình và người dân xung quanh. Tại Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây