BỆNH ĐAU MẮT HỘT LÀ GÌ

Thứ hai - 25/11/2019 14:31
BỆNH ĐAU MẮT HỘT LÀ GÌ

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh này dễ lây lan qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm bệnh như khăn tay.

Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt bị sưng và chảy dịch. Bệnh đau mắt hột không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định năm giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột:

  • Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – các mụn nhỏ chứa tế bào lympho (một loại bạch cầu) – có thể nhìn thấy ở mặt trong của mí mắt trên bằng kính phóng đại (kết mạc).
  • Viêm – cường độ cao. Đây là giai đoạn rất dễ lây nhiễm và trở nên khó chịu, với mí mắt trên dày lên hoặc sưng.
  • Sẹo hóa mí mắt. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến sẹo hóa mí mắt trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng khi được kiểm tra với kính phóng đại. Mí mắt có thể bị biến dạng và lộn vào trong (quặm).
  • Lông mi mọc ngược (chứng lông quặm). Lớp lót bên trong sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng, làm cho lông mi mọc vào trong, chà xát và trầy xước bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt (giác mạc).
  • Giác mạc. Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm thường thấy ở vùng dưới mí mắt trên. Viêm liên tục kết hợp với trầy xước do lông mi lộn vào trong dẫn đến mờ giác mạc.

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Hầu hết mù lòa gây ra do bệnh đau mắt hột xảy ra ở những vùng nghèo của châu Phi. Trong số trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ bị đau mắt hột có thể là 60% hoặc hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đau mắt hột là gì?

Các triệu chứng đau mắt hột thường gặp là:

  • Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
  • Mắt chảy dịch có chứa chất nhầy hoặc mủ
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Đau mắt

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh tiến triển chậm và các triệu chứng đau đớn có thể không xuất hiện cho đến khi trưởng thành.

Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột trầm trọng hơn ở mí mắt trên so với mí mắt dưới. Khi sẹo hóa tiến triển, mí mắt trên có thể xuất hiện một đường dày.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn cho mí mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) – có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt cực độ, làm vấn đề càng trầm trọng thêm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn bị ngứa hoặc kích ứng mắt hoặc chảy dịch từ mắt, đặc biệt nếu bạn sống hoặc gần đây đến một khu vực mà bệnh đau mắt hột là phổ biến. Bệnh đau mắt hột là một bệnh truyền nhiễm. Điều trị càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nặng thêm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh đau mắt hột?

Bệnh đau mắt hột gây ra bởi một số chủng Chlamydia trachomatis, một loại vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm chlamydia, lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đau mắt hột lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Tay, quần áo, khăn tắm và các loại côn trùng đều có thể là đường truyền bệnh. Ở các nước đang phát triển, ruồi mắt là đông vật lan truyền bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột như:

  • Điều kiện sống đông đúc. Những người có nhiều tiếp xúc gần gũi với người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
  • Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh như mặt hoặc bàn tay dơ, giúp bệnh lây lan dễ dàng.
  • Những nơi bệnh đang hoành hành, phổ biến nhất ở trẻ em từ 4-6 tuổi.
  • Ở một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 2-6 lần so với nam giới.
  • Những người sống trong các khu vực kiểm soát ruồi kém có thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Thiếu nhà vệ sinh. Người dân sống ở nơi không có nhà vệ sinh  – nhà vệ sinh công cộng – có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh đau mắt hột?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau giúp bạn tránh được bệnh đau mắt hột:

  • Rửa mặt và rửa tay sạch sẽ.
  • Kiểm soát ruồi. Giảm số lượng ruồi xung quanh khu vực sống có thể giúp loại bỏ nguồn truyền bệnh chính.
  • Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và người có thể giảm diện tích sinh sản của ruồi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

CV số 57/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/03/2024. Trích yếu: Thay đổi lịch sinh hoạt tổ NVBM

Ngày ban hành: 28/03/2024

KH số 17/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/03/2024. Trích yếu: Xét CN TNTHCS

Ngày ban hành: 27/03/2024

KH số 15/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/03/2024. Trích yếu: Phòng chống thiên tai 2024

Ngày ban hành: 22/03/2024

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

KH số 11/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 29/02/2024. Trích yếu: Lựa chọn SGK

Ngày ban hành: 29/02/2024

KH số 09/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng...

Ngày ban hành: 21/02/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây