Hướng dẫn bé 6 bước rửa tay sạch khuẩn với nước rửa tay

Thứ năm - 14/04/2022 09:41

Hướng dẫn bé 6 bước rửa tay sạch khuẩn với nước rửa tay

Giáo dục con trẻ hình thành thói quen rửa tay là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan bệnh tật. Vậy rửa tay như thế nào mới chuẩn? Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ 6 bước rửa tay đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn trên tay bé.

Xem nhanh
1. Hướng dẫn quy trình rửa tay bằng xà phòng đúng cách
2. 6 điều lưu ý khi thực hiện các bước rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng công bố kết quả cứ 20 giây trôi qua lại có một trẻ em trên thế giới bị chết vì điều kiện vệ sinh yếu kém. Do đó, cách rửa tay sạch bằng xà bông là phương pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.

Một nghiên cứu được công bố bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy vốn là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài ra rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, chàm, ghẻ, nhiễm trùng, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tránh lan truyền dịch bệnh. Chính vì thế, việc chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, chúng ta cần rửa tay đúng cách.

1Hướng dẫn quy trình rửa tay bằng xà phòng đúng cách

Chuẩn bị:

Các bước rửa tay cho bé:

Rửa tay đúng cách là rửa tay với xà phòng, đúng quy trình, dưới vòi nước sạch chảy và bao gồm 6 bước:

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và rửa các kẽ ngón tay
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay bằng khăn giấy.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ thời gian rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác thuộc bước 2,3,4,5 lặp lại tối thiểu 5 lần.

26 điều lưu ý khi thực hiện các bước rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay

  • Không rửa tay quá nhanh, rửa qua loa, là hành động quen thuộc trẻ thường mắc phải. Bởi trẻ còn mải chơi và ít chú tâm tới vấn đề lâu hay nhanh. Với những gia đình mà cha mẹ cũng có thói quen này thì trẻ càng dễ lơ là.
  • Không chỉ sau khi đi vệ sinh mới có các mầm bệnh bám theo mà bất kỳ khi nào trẻ chạm vào nút thang máy, các bề mặt công cộng và một số hoạt động như trước khi ăn, khi điều trị vết thương, khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi, chạm vào động vật, rác thải, đất cát,.. thì đều có thể bị vi khuẩn tấn công, đặc biệt là trong mùa lạnh. Nếu không thường xuyên rửa tay, trẻ có thể sử dụng các chất khử trùng tay có hàm lượng cồn ít nhất là 60%.
  • Không chỉ rửa bề mặt mà còn cần chú ý đến việc phải rửa các ngón tay, dưới móng tay và giữa các kẽ ngón tay thật kỹ.
  • Cần lau khô bàn tay sau khi rửa tay bởi bàn tay ẩm ướt chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp. Nên sử dụng khăn giấy để lau tay tốt hơn so với sử dụng máy sấy khô tay. Vì sử dụng máy sấy không đủ lâu sẽ không làm khô tay, nhưng nếu sử dụng quá lâu sẽ khiến da tay bị quá khô.
  • Vi khuẩn sống trong chất nhờn của xà phòng, vì vậy phải làm sạch bánh xà phòng trước khi sử dụng. Sau khi sử dụng, bạn nên để xà phòng ở nơi khô ráo.
  • Bạn nên sử dụng nước rửa tay thay vì xà phòng bánh vì nó hiệu quả và ít bị nhiễm vi khuẩn hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây