1. Hạn chế các rủi ro Ngay từ khi trẻ lẫm chẫm tập đi, bạn hãy dạy con biết chú ý đến sự an toàn của bản thân, tránh các vật nhọn, sắc, cạnh bàn, góc tủ... Điều này giúp bé có tính cẩn thận trong công việc khi trưởng thành. 2. Giữ thói quen nấu ăn Chuyện bếp núc có thể là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, nhưng bằng bất cứ giá nào, bạn cũng nên vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Thường xuyên, "măm măm" các bữa ăn do mẹ chế biến, con bạn sẽ dần yêu thích việc nấu ăn. Đồng thời, ăn cơm ở nhà còn giúp bé hạn chế các chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau củ hơn. 3. Ăn quà vặt chọn lọc Có thể bánh, mứt và nước uống có gas là các món quà vặt khoái khẩu của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên chất đống những loại thực phẩm ấy trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy dự trữ các loại trái cây và rau quả tươi, thực phẩm bơ sữa ít chất béo và nước. Khi trưởng thành, nếu bé cưng nhà bạn vẫn tiếp tục duy trì thực đơn lành mạnh, ít năng lượng và nhiều chất bổ dưỡng, chắc chắn chúng sẽ trông trẻ hơn 4 tuổi so với các bạn đồng trang lứa. 4. Khuyến khích trẻ vận động Bạn không muốn bé gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần khi trưởng thành? Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động đòi hỏi trẻ vận động và tương tác nhiều với môi trường xung quanh. Thông qua những hoạt động lành mạnh đó, bé sẽ hình thành và phát triển ý thức khép mình vào kỷ luật, tinh thần đồng đội, khả năng lãnh đạo và kỹ năng hòa nhập xã hội. Đó là hành trang quý giá, giúp bé thành công sau này. Quan trọng hơn, nếu giữ thói quen tập thể dục, con bạn có thể làm chậm quá trình lão hoá. 5. Kiểm tra sức khỏe Nhiều người lớn vẫn xanh mặt khi phải đến bệnh viện, gặp bác sĩ. Vì vậy, họ thường né tránh việc kiểm tra sức khỏe. Khi nhập viện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, ít có cơ hội chữa khỏi. Hãy dạy bé hiểu giá trị của việc ngăn ngừa bệnh bằng cách duy trì thói quen đưa con đi khám sức khỏe định kỳ ngay từ những năm đầu đời của trẻ. Điều này giúp giúp bé bớt căng thẳng mỗi khi gặp bác sĩ. 6. Tấm gương sáng Rèn cho trẻ thói quen tốt là điều cần thiết, nhưng bạn đừng quên để ý mình. Đừng bảo trẻ rửa tay trước khi ăn, còn bạn lại ngồi vào bàn với đôi tay vừa lau chùi, dọn dẹp xong. Hãy làm gương cho con, đừng thuyết giáo. 7. Lắng nghe con trẻ Đừng vì bận rộn mà bạn bỏ qua việc hỏi han và quan tâm đến thế giới của con. Hãy lắng nghe những câu chuyện của bọn trẻ, như vậy bạn đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con. Qua đó, con bạn sẽ ít rơi vào trạng thái trì trệ, lo lắng. Thay vào đó, chúng sẽ có lòng tự trọng cao và có mối quan hệ lành mạnh hơn khi trưởng thành. 8. Vệ sinh cá nhân Nếu con bạn có thói quen giữ vệ sinh đúng cách, khi trưởng thành chúng sẽ có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn. Mỗi ngày, bạn nên nhắc nhở bé đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau bữa ăn và rửa tay khi đi vệ sinh xong. Thói quen này giúp con bạn tránh xa các nguy cơ lây nhiễm bệnh ngay từ bé. Hẳn bạn sẽ rất vui nếu biết chỉ với thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, sau này, con bạn có thể trông trẻ hơn tuổi thật của mình đến sáu năm. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến