Bệnh tiêu chảy và cách phòng ngừa

Thứ ba - 01/12/2020 12:10
Bệnh tiêu chảy, một trong những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh tiêu chảy thông thường có thể được chữa khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị dùng thuốc.Tuy nhiên, cần cẩn thận nếu bạn bị tiêu chảy dài ngày, vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến nguy cơ tử vong.Vậy bệnh tiêu chảy là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu chảy? Làm thế nào để điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà?Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết và cụ thể nhất.
Bệnh tiêu chảy và cách phòng ngừa
1. Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy thường xảy ra khi hệ thống tiêu hóa gặp trục trặc, dẫn đến việc đại tiện nhiều lần trong ngày, phân thường lỏng và chứa nhiều nước.
Bệnh tiêu chảy được phân chia thành hai loại dựa trên thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh cũng như độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra trong một vài ngày thì được gọi là tiêu chảy cấp, kéo dài lâu hơn (4 tuần trở lên) thì gọi là tiêu chảy mạn tính.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy có thể kể đến:
  • Nhiễm virus: virus Norwalk, Cytomegalovirus, virus viêm gan và virus Herpes là những virus gây bệnh tiêu chảy thường gặp.
  • Nhiễm khuẩn: những vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, Shigella and Escherichia Coli đều có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
  • Nguyên nhân khác: tiêu thụ thức ăn và nước bị ô nhiễm, dị ứng thực phẩm, mắc phải các bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng,..
3. Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy không khó để nhận biết. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
  • Đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có mùi tanh hôi.
  • Đầy bụng, đau quặn bụng.
  • Một số trường hợp có thể bị sốt hoặc nôn.
4. Điều trị tại nhà
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc để điều trị tiêu chảy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả để loại bỏ các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Thông thường phải mất hai đến bốn ngày để các triệu chứng của bệnh tiêu chảy biến mất hoàn toàn, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Sữa chua
Sữa chua, đặc biệt những loại sữa chua có chứa các vi khuẩn như lactobacillus acidophilus và bifidobacterium là một loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy vô cùng tuyệt vời.
Nó sẽ giúp khôi phục những vi khuẩn “tốt” và tiêu diệt những vi khuẩn “xấu” gây tiêu chảy trong bụng của bạn. Sữa chua cũng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Chỉ cần hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể giúp điều trị bệnh tiêu chảy vô cùng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung thêm chuối để ăn kèm với sữa chua để nhân đôi lợi ích.
Gừng
Gừng là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, và có tác dụng trong việc điều trị rất nhiều bệnh, trong số đó là ngộ độc thực phẩm, bệnh chuột rút và đau bụng.
Để chữa bệnh tiêu chảy, bạn có thể uống trà gừng từ hai đến ba lần một ngày. Thái một lát gừng và cho vào cốc nước sôi.
Bạn cũng có thể cho thêm một chút mật ong. Ngoài ra, nếu không có gừng tươi, bạn có thể sử dụng bột gừng.
Hạt giống củ cải đường
Trong hạt giống củ cải đường có hàm lượng chất nhày cao, do đó nó được khuyến cáo sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Cách sử dụng: trộn một thìa hạt giống củ cải đường với một thìa sữa chua và ăn.
Ngoài ra, bạn có thể trộn một nửa thìa cà phê hạt giống củ cải đường, một nửa thìa cà phê hạt thì là và hai thìa cà phê sữa chua.
Ăn hỗn hợp này ba lần một ngày để giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh tiêu chảy.
Giấm táo
Một phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà khác là sử dụng giấm táo. Nó hoạt động như một tác nhân có hiệu quả chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy.
Cách dùng: cho một nửa thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước.
Uống hỗn hợp này một hoặc hai lần một ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh tiêu chảy giảm.
Chuối
Để đối phó với bệnh tiêu chảy, bạn nên ăn chuối chín. Trong chuối chín có hàm lượng pectin cao, một chất xơ có thể hoàn tan trong nước giúp giảm bệnh tiêu chảy.
Bên cạnh đó, chuối cũng có hàm lượng kali giúp hỗ trợ một số chức năng quan trọng trong cơ thể.
Do vậy, bạn nên ăn một vài quả chuối chín mỗi ngày để nhanh chóng thoát khỏi bệnh tiêu chảy.

Trà hoa cúc
Hoa cúc giúp giảm co thắt và giảm đau vùng bụng kèm theo rối loạn dạ dày và tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng rất hiệu quả trong việc giảm viêm đường ruột.
Cách sử dụng: Cho một thìa cà phê hoa cúc khô và một thìa cà phê lá bạc hà vào cốc nước sôi trong 1- phút.
Uống vài lần một ngày để điều trị bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà xanh để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Cơm trắng
Cơm trắng là một trong những thực phẩm được khuyến khích tăng cường bổ sung trong thời gian bị tiêu chảy vì nó dễ tiêu hóa. Chú ý chỉ ăn mỗi cơm không mà không thêm nước sốt và gia vị.
Dầu hạt thì là đen
Hạt thì là đen hay được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như hen suyễn, táo bón,…Để điều trị bệnh tiêu chảy, bạn nên sử dụng dầu hạt thì là đen.
Theo đó, trộn một thìa dầu hạt thì là đen vào một cốc sữa chua. Ăn hỗn hợp này hai lần một ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh tiêu chảy biến mất.
Súp cà rốt
Đây là một loại đồ ăn được cho là có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Súp cà rốt đặc biệt tốt cho trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy vì nó cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu bị mất đi trong quá trình tiêu chảy.
Cách dùng:
Rửa sạch, cạo vỏ và thái nhỏ cà rốt.
Hầm cà rối với lượng nước vừa phải trong khoảng 15 phút.
Đổ bớt nước đi.
Thêm một chút muối.
Nên ăn súp cà rốt mỗi ngày cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.

Bổ sung nước
Bệnh tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước. Do vậy, hãy bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất tám ly nước hàng ngày, khi bị bệnh trĩ nội bạn cũng nên uống nhiều nước.
Bạn có thể uống nước lọc, nước dừa, nước canh, nước ép rau củ, nước ép trái cây…
Tránh xa thức uống có chứa caffeine và đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống các loại nước uống có vị chua như nước ép cà chua hay nước ép cam quýt.
Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà các liệu pháp tự nhiên kể trên có tác dụng khác nhau với từng người bệnh.
Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy của bạn không được cải thiện trong vòng ba đến bốn ngày sau khi áp dụng các biện pháp trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây