20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

Chủ nhật - 22/11/2020 19:33
20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

1. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Thịt gà và rau kinh giới

Hai thực phẩm này nếu dùng chung sẽ gây chứng đầy bụng khó tiêu. Dùng thường xuyên sẽ gây bệnh táo bón.

2. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Củ cải và các loại quả

Củ cải ăn vào cơ thể có nhiều muối acid cyanogen lưu huỳnh và chuyển hoá tạo ra acid cyanogen lưu huỳnh. Chất này gây ảnh hưởng cho tuyến giáp. Nếu ăn lê, táo, nho cùng lúc, chất đồng ceton trong hoa quả dễ bị vi khuẩn phân giải tạo thành acid benzoic gốc OH. Chất này làm tăng sức ép của cyanogen lưu huỳnh, làm suy tuyến giáp trạng.

3. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Cà chua và khoai lang, khoai tây

Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

4. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Dưa chuột với cà chua

Trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

5. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Thịt bò và đậu nành

Đậu nành và thịt bò cùng thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gút. Nếu ăn hai thực phẩm này cùng với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân gút thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.

6. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Ăn cam quýt cùng sữa bò

Trong cam quýt có acide pectic làm biến tính protein trong sữa bò gây khó tiêu.

7. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Uống sữa bò và nước hoa quả

Nước hoa quả có tính acid làm biến tính casein trong sữa, gây khó tiêu.

8. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Sữa bò và chocolate

Sữa bò chứa nhiều prrotein và calcium. Chocolate là thực phẩm nhiều năng lượng, có acid oxalic. Khi ăn cùng sữa bò và chocolate, calcium trong sữa kết hợp với acid oxalic trong chocolate tạo thành oxalat calcium không tan. Cơ thể không hấp thu được chất này nên gây ra thiếu calcium và chậm phát triển và dễ gây khô tóc, tiêu chảy.

9. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Sữa đậu tương và đường đen

Acid oxalic và acid malic có trong đường đen cho vào sữa đậu tương sẽ gây tác dụng acid, gây “chất lắng biến tính”, ảnh hưởng hấp thu (nên dùng đường trắng).

10. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Trứng gà và sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có chất protidaza có tính chất ức chế sự chuyển hóa của Protein có trong trứng gà. Kết quả chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng và làm mất đi một lượng protein mà lẽ ra cơ thể được hấp thụ.

Nguy hiểm chết người: 20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

11. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Hải sản và các loại trái cây nho, lựu, hồng…

Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái trên thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic. Acid tannic gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Tốt nhất chỉ nên ăn những loại trái cây giàu acid tannic  như trên sau khi đã ăn hải sản được 4 tiếng.

12. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Hải sản và bia

Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 – giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

Nguy hiểm chết người: 20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

 

13. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Thịt chó và nước chè

Thịt chó giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

14. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Đậu phụ và tetracyclin

Đậu phụ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều calcium và magie. Khi gặp thuốc kháng sinh tetracyclin, chúng sẽ tạo thành chất kết tủa. Chất kết tủa này ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc, giảm tác dụng của thuốc cũng như giảm giá trị dinh dưỡng của đậu phụ. Do đó không nên ăn và uống cùng hai loại trên.

15. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Đậu phụ và hành lá

Đậu phụ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn có hại cho cơ thể.

Nguy hiểm chết người: 20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

16. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Gan lợn với giá đỗ

Có đến 2,5mg đồng trong khoảng 100gr gan lợn. Giá đỗ lại là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Nếu bạn xào giá cùng với gan lợn, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Nguy hiểm chết người: 20 cặp thực phẩm kỵ nhau mẹ và bé tuyệt đối không ăn

17. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Cơm, thức ăn và nước có gas

Nước chứa nhiều CO2 gọi là nước gas. Trong nước gas chứa nhiều CO2, NaHCO2. Nếu uống nước gas trước, trong, ngay sau ăn là có hại đến sự tiêu hoá. Vì nước gas làm loãng và giảm dịch vị và abuninoit, gây hạn chế tiêu hoá thức ăn. Đồng thời CO2 trong nước gas làm căng thành dạ dày, gây cản trở co bóp của dạ dày gây hạn chế tiêu hoá thức ăn, thậm chí gây đau, viêm dạ dày cấp tính.

18. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Khoai lang và quả hồng

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết toan. Nếu lẫn với tanin và pectin trong quả hồng, dễ hình thành sỏi dạ dày. Trường hợp nặng, có thể gây chảy máu, loét thành dạ dày.

19. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Hồng và khoai lang trắng

Hồng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, đường, mỡ, béo, tinh bột, acid tannic, các vi khoáng. Khoai lang trắng chứa nhiều đường và tinh bột. Khi ăn khoai lang trắng, dạ dày tiết nhiều acid chlohydric. Nếu cùng ăn hồng, acid chlohydric kết hợp với các chất trong hồng tạo thành chất lắng đọng. Chất lắng đọng liên kết lại, kết tủa không tan, rất khó tiêu hoá, khó thải ra ngoài, dễ gây sỏi thận.

20. Thực phẩm “xung khắc” kỵ nhau: Các loại động vật có vỏ sống trong nước và vitamin C

Các loại động vật này (tôm, trai…) có hợp chất asen hóa trị 5, không có hại. Tuy nhiên, nếu có vitamin (uống vitamin C hoặc hoa quả nhiều Vitamin C như chanh, cam, ớt, cà chua, mướp đắng, quýt…), asen hóa trị 5 sẽ biến thành asen hóa trị 3 hay còn gọi là thạch tín. Kết cục là một chất rất độc được tạo ra trong cơ thể chỉ vì ăn những thứ mà ta tin là bổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây