Năm 1957, bác sĩ nhãn khoa Lucas và Newhouse đã thử nghiệm MSG (những nghiên cứu về tác hại của bột ngọt) trên động vật. Kết quả cho thấy 100% các tế bào thần kinh ở lớp trong võng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1968, Tiến sĩ Olney thuộc Khoa tâm thần học tại Đại học Washington đã lặp đi lặp lại các thử nghiệm cho thấy. MSG không những phá hủy các tế bào thần kinh võng mạc; mà còn phá hủy các tế bào vùng não dưới đồi và các tế bào não các vùng lân cận. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự tàn phá mạnh mẽ của MSG tới não ở động vật mới sinh và chưa trưởng thành.
Gần đây nhiều nghiên cứu cũng cho biết cụ thể hơn về cơ chế gây hại của các excitotoxin trong đó có glutamate. Trong phòng thí nghiệm, cho các tế bào não tiếp xúc với glutamate, sau đó rửa sạch. Thì thấy ban đầu các tế bào não vẫn bình thường, sau khoảng một giờ các tế bào này nhanh chóng bị chết. Những ảnh hưởng này có thể diễn ra ở trẻ nhỏ và người chưa trưởng thành; thậm chí ngay cả với người trưởng thành, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Sự thiệt hại các tế bào thần kinh ở các vùng não. Chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như Alzheimer, Parkinson. Thậm chí còn gây u não, ung thư não và các bệnh về thần kinh hiếm gặp khác.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội). Từng trả lời trên Gia đình xã hội: “Dùng quá nhiều bột ngọt (mì chính) sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính; dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy; choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu… Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Nhiều người sau 30 phút sử dụng quá nhiều bột ngọt (mì chính) sẽ gây nên cơn trầm cảm; với nhiều biểu hiện khác nhau như: căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ; những cơn bốc nóng sau gáy bất thường…
BS CK Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) khuyên. Không nên sử dụng gia vị trong đó có bột ngọt (mì chính) khi chế biến thức ăn cho trẻ em dưới 12 tháng. Với trẻ em lớn hơn thì cũng không nên, vì thực tế đây là loại gia vị không có giá trị dinh dưỡng
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm- Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng khuyên. Bột ngọt (mì chính) chỉ là gia vị nêm nếm món ăn, và người già trẻ con không nên ăn nhiều. Lý do là vì mì chính không phải là chất dinh dưỡng; chất ngọt bởi nó không thay thế vị ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng từ rau củ, cá, trứng…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, glutamate trong bột ngọt (mì chính) sau khi vào cơ thể; sẽ xúc tác với coenzym có trong mô não để trở thành acid aminobutyric. Đây là một chất gây ức chế thần kinh và nếu chất này có trong cơ thể nhiều; có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Gây ra các phản ứng như co giật.
Bột ngọt (mì chính) không chỉ là chất điều vị mà còn là một độc tố thần kinh. Có thể hiểu một cách đơn giản là nó là một chất hóa học gây hưng phấn cho các nơron (tế bào não) và có thể khiến não bị tổn thương. Trong quá trình trên các tế bào não sẽ bị tổn thương vì bột ngọt gây tổn hại cho não. Nên đồng thời nó đã làm thay đổi khả năng phản hồi tín hiệu của não từ hormone leptin.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu dùng bột ngọt (mì chính) nhiều quá. Thì chính glutamate ngoại sinh dư thừa này sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin này; dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn
Bột ngọt (mì chính) luôn gợi lên cảm giác chưa no; muốn ăn thêm nên nó chính là thủ phạm hàng đầu gây béo phì. Bột ngọt có khả năng gây nghiện rất cao nó khiến người ta cứ muốn ăn thêm và hậu quả là ăn quá nhiều.
Bột ngọt (mì chính) còn kích thích tuyến tụy sản sinh ra Insulin đưa vào máu; ngay cả khi không có tinh bột trong máu để insulin có thể làm việc. Do đó insulin chuyển sang xử lý lượng đường đang có trong máu. Cuối cùng đường huyết giảm do có quá nhiều insulin và thế là chúng ta lại tiếp tục; đói dù vừa mới ăn một giờ trước đó.
Bột ngọt (mì chính) còn gây ra một loạt các triệu chứng gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Hoa”. Đây là tập hợp tất cả các triệu chứng mà mọi người mắc phải; sau khi ăn nhiều bột ngọt: Đau ngực, khó thở, da ửng đỏ, nhức đầu, tê hoặc nóng rát bên trong hay xung quanh miệng, toát mồ hôi.
Dưới đây là những bệnh lý có liên quan đến việc sử dụng bột ngọt (mì chính) quá liều
Alzheimer và Parkinson
Động kinh
Tổn thương tế bào não
Dị ứng
Phát ban
Lên cơn hen suyễn
Khối u não
Tự kỷ
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
Cảm giác râm ran, tê, nóng trong hoặc xung quanh miệng
Ung thư
Đau ngực
Rối loạn
Gây tổn thương cho bào thai trong bụng mẹ
Chết do phản ứng với bột ngọt (mì chính)
Tiêu chảy
Sưng mắt
Da ửng đỏ
Các gốc tự do làm tổn thương mạch máu (có thể gây đau tim hoặc đột quỵ)
Nhức đầu (bao gồm cả đau nửa đầu)
Bệnh tim mạch
Mất trí nhớ
Buồn nôn
Cơ mặt co lại
Có vấn đề về khả năng sinh sản (ở nam và nữ)
Tim đập nhanh, không đều
Hơi thở ngắn
Nói lắp hoặc có tật về khả năng nói
Đổ mồ hôi
Phù não
Tiểu đường tuýp 2
Suy nhược
Tăng cân
Những đối tượng để bị bột ngọt (mì chính) tác động xấu nhất là những người già; trẻ em, trẻ sơ sinh, bé đang trong giai đoạn tập ăn dặm. Các bào thai trong bụng mẹ vì bột ngọt có thể truyền từ mẹ sang con.
Để đảm bảo an toàn cho những đối tượng trên cách tốt nhất để tránh dùng nhiều bột ngọt (mì chính); là ăn thực phẩm tươi sống không có chất phụ gia. Bạn có thể tìm mua các loại gia vị, soup, nước sốt không có bột ngọt. Nếu trong công thức nấu ăn yêu cầu nêm bột ngọt hãy thay thế bằng chanh tươi.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến