Nếu bị ép nói xin lỗi khi chưa sẵn sàng, trẻ có thể ấm ức hơn và không thực sự biết cách đối diện với cảm xúc của bản thân. Có lẽ đó không phải thông điệp mà bạn thực sự muốn nói với trẻ. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần khuyến khích trẻ học cách đánh giá tình huống, cảm nhận từ bên trong và nói ra lời xin lỗi mà không phải do ai ép buộc. Để đạt được hiệu quả trong cách nuôi dạy con, bạn có thể làm theo những lời khuyên dưới đây. 1. Làm gương cho trẻ Bạn hãy thành thật mỗi khi nói lời xin lỗi. Giọng nói và thái độ của bạn là những gì trẻ sẽ quan sát và bắt chước. 2. Xác định cảm xúc của người trong cuộc Bạn hãy tưởng tượng, sau cuộc cãi vã đầy nước mắt giữa bạn và đứa con đang ở tuổi thanh thiếu niên, chồng bạn nói: "Anh biết chuyện này rất khó khăn. Anh sẽ ôm em một phút để em bình tĩnh lại nhé". Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc hẳn nhẹ lòng hơn vì được thấu hiểu, quan tâm, từ đó dễ dàng nói lời ra xin lỗi với con vì đã quá nóng giận. Lời xin lỗi khi đó sẽ xuất phát từ tận đáy lòng. 3. Đưa ra những lựa chọn hoặc gợi ý "Con có thể làm gì để giúp bạn đỡ buồn nhỉ?". "Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy". "Con có muốn nói gì hay làm gì để bạn ấy biết là con thấy có lỗi không?". Bạn cũng nên khen ngợi để khuyến khích trẻ: "Ồ, con thật tốt bụng khi tặng con gấu bông yêu thích cho bạn ấy. Bạn ấy chắc chắn sẽ cảm thấy khá lên đấy. Cách xin lỗi của con thật dễ thương". Như vậy, bạn đang giúp con tìm hiểu cách tạo dựng mối quan hệ lành mạnh. Dần dần, con sẽ tự giác nói lời xin lỗi do bản thân thực sự muốn thế. Một đứa trẻ cần nhiều thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng, do đó điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần nhớ khi nuôi dạy con là sự kiên nhẫn.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.