Bệnh sốt xuất huyết

Thứ sáu - 21/10/2022 09:44
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Bởi đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue. Nếu nắm rõ về bệnh sốt xuất huyết, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra bệnh, cách chẩn đoán và biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết… sẽ giúp bạn và gia đình phòng bệnh tốt hơn.
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết phổ biến ở đâu?

Sốt xuất huyết hiện nay là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được WHO đánh giá là một trong những bệnh do vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất. Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, sốt xuất huyết liên tục lan rộng ra các quốc gia, hiện bệnh đã được lưu hành trên 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc trên toàn thế giới mỗi năm, đặc biệt số người mắc đã tăng tới 30 lần trong 50 năm qua.

Tình hình dịch sốt xuất huyết xuất hiện không ổn định phù hợp vào nhiều yếu tố như thời tiết khí hậu, lượng mưa. Đặc biệt, bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung đông, khu vực Caribe, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Tây Nam Thái Bình Dương.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết

Ai cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết, tuy nhiên trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh lý nền,… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người khỏe mạnh. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc sốt xuất huyết như:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây Dengue. Đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao như Đông Nam Á, các đảo Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê;
  • Người đã có tiền sử bị sốt xuất huyết thì khi nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng và nguy hiểm hơn;
  • Trẻ em dưới 12 tuổi;
  • Phụ nữ và người da trắng;

Bệnh sốt xuất huyết lây lan như thế nào?

Hiện nay, những lầm tưởng, quan điểm nhìn nhận chưa đúng về sốt xuất huyết rất nhiều, trong đó có vấn đề đường lây truyền bệnh và việc tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không? Cần phải khẳng định, sốt xuất huyết không lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh, mà lây phổ biến qua các con đường sau:

1. Lây bệnh do bị muỗi vằn Aedes aegypti đốt

Đây là đường lây truyền phổ biến nhất. Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi sau khi hút máu của người bệnh sốt xuất huyết hoặc người lành mang bệnh (người mang virus Dengue nhưng không triệu chứng) sau đó đốt người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể và gây bệnh.

2. Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm

Đường lây truyền này ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi vằn đốt. Người lành có nguy cơ cao mắc bệnh nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền cho người lành hoặc khi người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm.

3. Các đường lây truyền ít gặp

  • Lây truyền tại bệnh viện: Virus Dengue có thể bị lây qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở niêm mạc. Người hiến tặng máu không có triệu chứng cũng có thể mang virus Dengue trong máu.
  • Lây truyền dọc: Người mẹ mang virus dengue trong máu (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con khi sinh. Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh lúc 4-11 ngày tuổi.
lay truyen sot xuat huyet
  Người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ mắc bệnh lại, do đó tuyệt đối không chủ quan 

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

1. Vắc xin

Tháng 6/2016, vắc xin phòng sốt xuất huyết Dengvaxia đầu tiên trên thế giới đã được cấp phép lưu hành. Đã có nhiều quốc gia đưa vào sử dụng vắc xin này, bao gồm 3 nước Đông Nam Á (ASEAN) như: Thái Lan, Singapore, Philippines. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa sử dụng loại vắc xin sốt xuất huyết, bởi tính miễn dịch của vắc xin phòng sốt xuất huyết chưa cao, nên vẫn còn nhiều lo ngại về tính hiệu quả, an toàn khi triển khai tiêm chủng thực tiễn cho người dân.
phong ngua sot xuat huyet
Diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh là cách tốt nhất phòng sốt xuất huyết

2. Ngăn ngừa muỗi đốt

Hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Muỗi vằn chính là nguồn lây bệnh trung gian và cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết là tiêu diệt muỗi tận gốc, khi đó nguy cơ bùng phát dịch sẽ giảm đi đáng kể.
Biện pháp phòng và diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi:
  • Thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây cảnh có nước,…
  • Thả cá vàng vào bể cá, hồ cá, hòn non bộ,… để tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng.
  • Che đậy lu nước, xô nước,…
  • Xúc rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần.
  • Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.
  • Thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên.
  • Phát quang bụi rậm, cây cối trong vườn.
  • Phun thuốc diệt muỗi quanh nhà.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
  • Ngủ màn kể cả ban ngày.
  • Mặc quần áo dài tay, dài chân và nhạt màu khi ra ngoài.
  • Thoa dầu tràm hoặc kem chống muỗi.
  • Mùa mưa, nên hạn chế ra ngoài vào buổi chiều tối, đặc biệt không đến những nơi um tùm, ẩm thấp, nhiều cây cối,…
  • Ba mẹ khi cho bé ra ngoài vui chơi cần theo dõi, giám sát bé thường xuyên, không để bị muỗi đốt.
  • Đóng kín các cửa trong nhà.
  • Người bị sốt xuất huyết cần ngủ màn thường xuyên để phòng tránh muỗi đốt và lây truyền cho những thành viên khác trong nhà.
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, tổn hao đáng kể chi phí y tế, thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh. Mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ muỗi vằn xung quanh gia đình, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời.

Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây