Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ mầm non?
Yếu tố bên ngoài:
Dinh dưỡng: bố mẹ không cấm cản mà cho bé ăn thoải mái những món ăn có nhiều đường và chất béo hoặc các món ăn chế biến sẵn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Lười vận động: các bé lạm dụng các thiết bị điện tử để giải trí, ăn cùng với các món ăn vặt khiến lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.
Thiếu kiến thức căn bản: phụ huynh thường có suy nghĩ rằng các bé ăn càng nhiều đồ tốt, đồ bổ, mập mạp, bụ bẫm là khỏe mạnh nhưng lại không biết rằng nếu ăn thực phẩm thừa chất sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
Yếu tố bên trong:
Do di truyền: bản thân bố mẹ hoặc người trong gia đình bị bệnh béo phì, dễ tăng cân thì cơ địa của con cái đời sau cũng sẽ dễ bị béo phì hơn.
Các bé gặp các hội chứng rối loạn ăn uống như thèm ăn, hội chứng Pica, … Ngoài ra các em còn bị căng thẳng, tâm lý bất ổn kích thích thói thèm ăn của các bé, từ đó dẫn đến bệnh béo phì.
Tác dụng phụ của thuốc: trẻ điều trị chất Corticoid trong thời gian dài như các bệnh hen phế quản, hội chứng thận hư, … sẽ gây phù nề cơ thể, nhầm lẫn với bệnh béo phì.
Những tác hại của tình trạng béo phì ở trẻ mầm non
Bệnh béo phì đều có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và cuộc sống sinh hoạt của các bé, cụ thể như sau:
Tâm lý: bé dễ gặp tâm lý tự ti, xấu hổ với bạn bè nếu mang thân hình có khổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của bé sau này.
Tim mạch: béo phì có khả năng cao dẫn đến bệnh tim mạch, lớn lên trẻ có thể gặp các căn bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu, rối loạn đường huyết, …
Xương khớp: chất béo tích tụ trong cơ thể đều có thể tác động lớn đến hệ xương khớp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, khiến cơ thể các bé kém rắn chắc, dễ hình thành các biểu hiện dị tật.
Trẻ béo phì cũng có thể gặp rối hoạn hô hấp khi ngủ, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Biện pháp phòng chống béo phì ở trẻ mầm non
Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, hạn chế cho bé hấp thụ những món ăn nhiều tinh bột, chất béo như snack, đồ đóng hộp, …
Trẻ nên xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị giải trí và tham gia các hoạt động ngoài trời như khu vui chơi, chơi bóng rổ, bơi lội, bóng đá, … để rèn luyện cơ thể, ngăn ngừa bệnh béo phì.
Tăng cường khối lượng rau xanh, trái công trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung nhiều vi chất có lợi cho thể, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng phòng chống béo phì ở trẻ mầm non
Phụ huynh cần cân bằng các bữa ăn cho bé, giảm bớt lượng thịt, tăng cường ăn cá, hải sản và rau quả.
Tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đúng khẩu phần. Không nên cho các bé ăn sau 20h và ăn nhiều bữa phụ trong ngày.
Duy trì thói quen ăn ngày 3 buổi sáng, trưa, tối. Buổi tối nên giảm bớt khẩu phần ăn.
Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.
Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến