Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ

Thứ tư - 23/11/2022 19:43
Hiện nay, có nhiều ông bố bà mẹ sử dụng các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ. Vậy thì lý do tại sao phương pháp này lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các trò chơi hữu ích này ngay thôi nào.
Đồ chơi xếp hình lego
Đồ chơi xếp hình lego

1. Các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt nhất 
1.1 Trò chơi xếp hình 

Trò chơi xếp hình là một bộ môn giúp bé tăng cường khả năng tư duy và phát triển não bộ. Cách chơi khá đơn giản, sẽ không làm mất hứng thú của bé. Khi chơi trò chơi này, bé sẽ được tiếp xúc với những khối hình cùng các kích cỡ khác nhau. Điều này giúp bé phân loại đồ vật và việc học Toán cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là khả năng quan sát ngày càng được nâng cấp, rất nhanh nhạy. 

Trò chơi xếp hình

Trò chơi xếp hình

Cách chơi: Đầu tiên mẹ cho bé những khối hình gỗ khác nhau rồi bảo bé phân biệt khối nào lớn hơn. Sau đó, giải thích tại sao lại như vậy cho bé và đặt thêm các câu hỏi để tìm hiểu mức độ nhận biết của con mình. 
Tiếp theo, nếu như con đã biết phân loại kích cỡ hình khối thì ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé sắp xếp khối gỗ theo hình dạng khác nhau. Trò chơi này còn có những cấp độ khó hơn, ba mẹ có thể áp dụng khi con lớn. 
1.2 Trò chơi cờ vua
Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ bình thường mà nó còn là môn thể thao trí tuệ quốc tế, được ứng dụng thi đấu trên rất nhiều quốc gia. Chơi cờ vua giúp bé phát triển não bộ cũng như tư duy một cách mạnh mẽ. Thông thường, những người chơi cờ vua giỏi đều là những người có IQ cao, nhạy bén. Chính vì vậy, cho bé tiếp xúc và chơi cờ vua sớm là một dự định đúng đắn. Ngoài giúp phát triển trí lực, tư duy toàn diện, chơi cờ vua còn giúp bé phát triển khả năng quan sát và trí tưởng tượng.
Cách chơi: Mẹ có thể mua cho bé một bộ cờ vua dạy bé tên cũng như chức năng của các quân cờ cho bé hiểu và hình dung ra cách chơi. Sau khi bé hiểu cách chơi rồi thì chơi cùng bé mỗi khi có thời gian rảnh, giúp bé có hứng thú với cờ vua. 
1.3 Trò chơi sáng tạo đồ vật từ thùng cát tông 
Trò chơi sáng tạo đồ vật từ thùng cát tông là một hoạt động thân thiện thiện với môi trường, dùng những thùng cát tông cũ không sử dụng tới cắt ghép thành các đồ vật. Các bé sẽ tạo ra các đồ vật giống thật nhằm phát triển tính sáng tạo và chủ động. Thông qua trò chơi này bé nhà mình sẽ học được cách liên kết mọi thứ logic, lập kế hoạch, làm việc nhóm và thực hiện ý định xây dựng chung. 
Cách chơi: Mẹ có thể lấy một thùng cát tông hình chữ nhật hoặc hình vuông và dạy bé làm robot. Đầu tiên, cần đục lỗ ở đầu để bé có thể quan sát và thở. Thứ 2, đục 2 lỗ nhỏ ở 2 bên sao cho bé có thể thò tay ra vào một cách thoải mái. Cuối cùng, phần mặt dưới của thùng thì cắt hẳn đi, tạo khung robot để dễ chui vào. Các mẹ có thể đưa thêm các chủ để xây dựng các đồ vật khác nhau nữa cho con thực hiện nhé. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh cho con tự ý sáng tạo thì ba mẹ cần hướng dẫn và chỉ dạy cho con cắt ghép sao cho hợp lý nhất. 
2. Các trò chơi giúp bé tăng cường trí nhớ mạnh mẽ nhất
2.1 Trò chơi ghép cặp 

Bố mẹ có thể cho con chơi trực tiếp trên điện thoại hoặc sử dụng các tấm thẻ ảnh để ghép lại các tấm thẻ ảnh giống nhau. Trò chơi này không chỉ giúp con phát triển trí nhớ mà còn giúp khả năng quan sát của con ngày một nhanh hơn. 

 

Trò chơi ghép cặp

Cách chơi: Mẹ cần chuẩn bị cho con một bộ ảnh thẻ. Sau đó trộn toàn bộ thẻ lên, rải thẻ ra và đặt úp xuống bàn. Cho con chọn ngẫu nhiên 2 thẻ 1 lần. Nếu như 2 tấm thẻ đó giống nhau thì con được chơi tiếp. Nếu như không giống, úp xuống và đặt lại vị trí ban đầu. Rồi tới người tiếp theo. Mục đích của trò chơi này là giúp trẻ ghi nhớ vị trí và nội dung thẻ. Cứ lần lượt như vậy người thắng cuộc là người ghép thành công các cặp thẻ giống nhau nhiều nhất. 
2.2 Trò chơi cái gì bị mất?
Trò chơi cái gì bị mất là một trò chơi giúp bé quan sát và ghi nhớ đồ vật trong thời gian ngắn. Bố mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng trong gia đình để thực hiện trò chơi này.
Cách chơi:nMẹ cần đặt một số dụng trên bàn như là: cốc, thìa, bát, đũa,… Rồi đề nghị bé quan sát những vật bên trên bàn và lúc này mẹ có thể cùng con chỉ ra đặc điểm riêng của từng vật ( màu sắc, hình dáng, công dụng). Sau đó bảo con nhắm mắt và giấu đi một đồ vật. Nhiệm vụ của con đó chính là sau khi mở mắt trả lời vật gì đã bị mất. Một trò chơi trí nhớ thật thú vị đúng không nào.
3. Trẻ nên chơi các trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ ở độ tuổi nào?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi mong muốn áp dụng phương pháp trò chơi này cho con mình. Theo mình, trẻ nên chơi các trò chơi phát triển trí tuệ và trí nhớ ở độ tuổi 5-8 tuổi. Bởi ở độ tuổi này trí não bé phát triển mạnh mẽ nhất. Không chỉ vậy bé còn phát triển nhanh về mọi phương diện từ tư duy, ngôn ngữ cho đến nhận thức,… Tuy nhiên trong giai đoạn này, bé khá là nhạy cảm, ý thức cái tôi quá lớn, luôn muốn mình là vị trí trung tâm. Chính vì vậy lúc này, bố mẹ cần quan tâm cũng như chỉ bảo con nhiều hơn nhé!
4. Phương pháp giúp bé phát triển cân bằng cả não trái và não phải
Để bé phát triển trí tuệ tốt nhất thì điều cần thiết bố mẹ cần làm đó chính là giúp bé phát triển cả não trái và não phải. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ nên tham khảo. 
4.1 Cho con chơi nhiều trò chơi
Hãy để trẻ tham gia các hoạt động cũng như các lớp học thực tiễn như: Âm nhạc, mỹ thuật, múa bale, bóng đá,…Bởi những hoạt hoạt động này sẽ sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và hình tượng, giúp bé tiếp xúc nhiều với tự nhiên và xã hội. Điều này làm phong phú hình tượng cảm tính, kích thích bán cầu não của bé linh hoạt hơn. 
4.2 Cho trẻ sử dụng tay trái càng nhiều càng tốt
Sử dụng tay trái nhiều sẽ giúp cho não phải phát triển mạnh mẽ và ngược lại. Bố mẹ nên khuyến khích, khích lệ con em mình sử dụng cả hai tay giúp phát triển cân bằng cả 2 não. Bình thường bố mẹ hay dạy con nên cần tay phải thì bây giờ bố mẹ có thể cho con sử dụng kéo, gấp giấy, chơi bóng,…bằng tay trái.
4.3 Khích lệ trẻ đặt câu hỏi càng nhiều càng tốt
Trẻ càng đặt nhiều nhiều câu hỏi, càng nhiều thắc mắc sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển. Để trẻ thấy rằng đặt câu hỏi là một hoạt động có ích cho cả hai bên, bố cũng có thể đặt những câu hỏi bé thường hỏi bố mẹ thường ngày. Đến khi bé đặt câu hỏi, bố mẹ không cần trả lời luôn, mà có thể nói: ” chúng ta cùng nhau thảo luận nhé!”. Rồi từ câu hỏi của bé đưa ra những câu hỏi tương quan giúp bé suy nghĩ, vận động trí não để trả lời. 

Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây