PHÒNG GDĐT HUYỆN DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 05/KH-MNTT Định An, ngày 20 tháng 09 năm 2017
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ công văn số 40/BC-PGDĐT ngày 30/8/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2017-2018 của ngành GDĐT huyện Dầu Tiếng;
Căn cứ công văn số 155/PGDĐT-MN ngày 13/9/2017 của PGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mẩm non;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị nay trường Mầm non Tuổi Thơ đề nhiệm vụ năm học 2017-2018 như sau.
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tăng cường nề nếp, dân chủ, kỷ cương trong đơn vị. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
2. Tập trung triển khai thực hiện có chất lượng Chương trình GDMN sau chỉnh sửa; đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; quan tâm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập.
3. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT).
4. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường phân cấp quản lý, Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL,GVMN), chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và công tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.
5. Phát huy tính chủ động trong công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT về đổi mới và phát triển GDMN.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và các phong trào thi đua
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/04/2014 của Tỉnh Ủy Bình Dương, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), UBND tỉnh Bình Dương về chính sách phát triển Giáo dục Mầm non (GDMN).
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua thành các hoạt động thường xuyên, cụ thể: “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, “ Trách nhiệm, năng động, sáng tạo”.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong đơn vị, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trường xây dựng thông điệp hành động và cụ thể hoá các hoạt động để triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức của giáo viên mầm non (GVMN) trong giao tiếp, ứng xử với trẻ “Tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ ” luôn luôn ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên xây dựng đơn vị “ An toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp”.
2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
- Tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo, củng cố quy mô trường lớp, về cơ sở vật chất, xin cấp quỷ đất mới để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhu cầu GDMN cho trẻ phấn đấu huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Tổng số trẻ năm học 2017-2018 là 122 trẻ/64 nữ
Tổng số lớp: 4 lớp
Trong đó chia ra: + Nhóm trẻ 1 : Tổng số trẻ 20/11 nữ
+ Lớp mầm 1: Tồng số trẻ 25/16 nữ
+ Lớp chồi 1: Tổng số trẻ 32 /16nữ
+ Lớp lá 1: Tổng số trẻ 45/21 nữ
-Tỷ lệ huy động các độ tuổi trên địa bàn xã : 354/647 Tỷ lệ 54,71% ( toàn địa bàn xã Định An)
Nhà trẻ: 39/232 tỷ lệ 16,81%
Mẫu giáo: 190/276 tỷ lệ 68,84%
Mẫu giáo 5 tuổi 139/139 Tỷ lệ 100%
Phấn đấu duy trì và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 95% trở lên.
Phấn đấu duy trì và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần chung mẫu giáo 90% nhóm trẻ đạt 85%
Tiếp tục quy hoạch, rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, phù hợp với điều kiện của các địa phương. Tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non và các quy định hiện hành, gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Tích cực tích cực xã hội hóa giáo dục huy động mọi sự đóng góp của các cáp các ngành đoàn thể và cha mẹ trẻ mạnh thường quân từng bước nâng cao chất lượng phát triển trường bền vững.
3. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTNT
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/1014/NĐ-TTCP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập chống mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT.
- Tập trung phối hợp triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả.
- Chủ động tham mưu chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành có liên quan ưu tiên nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất để PCGDMNTNT đạt hiệu quả thiết thực.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
4.1.Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Thường xuyên, liên tục quán triệt, tuyên truyền đối với đội ngũ CB-GV_NV và cha mẹ của trẻ luôn nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá môi trường vật chất, môi trường tinh thần, an toàn vệ sinh thực phẩm, kịp thời phát hiện, có biện pháp khắc phục triệt để những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn trong thời gian trẻ tham gia sinh hoạt tại đơn vị (Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN của Bộ GDĐT; Công văn số 131/PGDĐT-MN ngày 09/9/2016 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn toàn diện cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
- Đơn vị phấn đấu năm học đảm bảo an toàn toàn diện cho trẻ.
4.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
- Thực hiện thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN.
- Tăng cường các biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, xây dựng thực đơn đa dạng đầy đủ 8 nhóm thực phẩm, đảm bảo bữa ăn, khẩu phần ăn phối hợp cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, dầu thực vật và mỡ động vật, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nghiêm túc thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm đúng quy định, công khai chế độ ăn, định mức tiền ăn hàng ngày của trẻ kịp thời, rõ ràng, chính xác.
- Đảm bảo mức tiền ăn thống nhất chung của đơn vị với phụ huynh là 22.000đ/ngày /trẻ
- Duy trì công tác kiểm tra khẩu phần dinh dưỡng trên phần mềm trong việc xây dựng thực đơn, khẩu phần theo quy định khẩu phần ăn của trẻ tại trường của trẻ nhà trẻ từ 70-80%, mẫu giáo đạt từ 60-70%. Calo bình quân cho trẻ nhà trẻ ở trường từ 651-800 kcal, calo bình quân cho trẻ mẫu giáo 783-924 kcal khuyến khích năng lượng tại trường đạt mức tối đa.
- Thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại đơn vị, chú trọng hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp Y tế địa phương thường xuyên triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch, đặc biệt là phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng; tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ chuyên khoa đầu năm học (Tháng 9) theo quy định.Tổ chức thực hiện cân-đo-theo dõi thể lực, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới [cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ từ 01 đến 60 tháng)] hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61-78 tháng). Cán bộ quản lý tăng cường các biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ giáo viên, nhân viên y tế của đơn vị đảm bảo đúng thao tác kỹ thuật, cập nhật số liệu, thống kê kết quả chính xác, đúng thời gian quy định.
- Phấn đấu 100% trẻ đều được khám sức khoẻ và theo dõi phát triển thể lực, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, đơn vị triển khai kịp thời các giải pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ: thể nhẹ cân đạt dưới tỷ lệ 4%, suy dinh dưỡng thể thấp còi tỷ lệ đạt dưới 5% và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, riêng năm học 2017-2018 các cơ sở GDMN tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ uống sữa hoặc ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa, nhằm tăng cường các khoáng chất và Vitamin.
4.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Quán triệt đến toàn thể CBQL, GV nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN theo Thông tư 28, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, tổ chức tập huấn, hỗ trợ giáo viên triển khai thực hiện tốt Chương trình.
- Tổ chức thực hiện theo hướng phát triển Chương trình phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường và khả năng nhận thức của trẻ; Chú trọng tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống, cảm xúc, thái độ hành vi, thói quen tốt phù hợp với độ tuổi trong thực hiện, phát triển Chương trình.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tích cực có hiệu quả việc đổi mới hình thức, vận dụng phương pháp sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động Lễ hội…, từ đó phát triển ngôn ngữ, phát triển kỹ năng giao tiếp, hình thành kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhận thức của trẻ theo quan điểm giáo dục “Toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm” với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”, học qua trãi nghiệm.
Thường xuyên tổ chức quan sát đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1.
- Tiếp tục thực hiện Công văn số 08/PGDĐT ngày 14/3/2017 của Phòng GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020. Tổ chức triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, báo cáo kết quả về phòng. Tham gia hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp cơ sở, cấp huyện, tích cực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ”, tăng cường nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình hiệu quả, thiết thực.
Trong đó phân công thực hiện chuyên đề cho từng nhóm lớp như sau:
+ Phát tiển ngôn ngữ: nhóm trẻ.
+ Tăng cường phát triển vận động: lớp mầm
+ Ứng dụng CNTT trong giảng dạy: lớp chồi.
+ Xây dựng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: lớp lá
- Trong năm đơn vị tổ chức cho trẻ khối lá, khối chồi tham quan thực tế, các khu di tích lịch sử giúp trẻ có chuyến vui chơi ngoại khóa thoải mái và yêu quê hương đất nước thể hiện lòng biết ơn quý trọng.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện công bằng và đảm bảo Quyền trẻ em trong GDMN, các chính sách đối với trẻ vùng khó khăn, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài giúp đở những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, đến lớp.
4.4. Kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Nghiêm túc thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng trường mầm non theo thông tư số 25/2014/TT- BGD ĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
- Tiếp tục bồi dưỡng cho hội đồng tự đánh giá trường mầm non thực hiện có hiệu quả công tác tự đánh giá và thu thập hồ sơ.
- Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo các cấp các ngành cấp quỹ đất mới cho đơn vị để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi (TBDH-ĐDĐC)
- Tiếp tục trang bị đồ dùng đồ chơi trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 về việc ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho giáo dục mầm non. Tăng cường đồ dùng đồ chơi tự làm để phong phú đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Rà soát thực trạng và dự báo nhu cầu gửi trẻ của các bậc cha mẹ, chủ động tham mưu UBND xã quy hoạch đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất mầm non nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT tiến tới phổ cập mầm non trẻ 3,4 tuổi.
- Chú trọng sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh trong nhóm/lớp, sửa chửa hệ thống la phông, chống thấm, chống dột cho các nhóm lớp. Sơn mới trong ngoài nhóm lớp cho các nhóm lớp. Bố trí, sắp xếp tạo sân chơi, đồ chơi ngoài trời, trồng hoa, cây kiểng…đảm bảo “An toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp” nhằm phục vụ thiết thực đối với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Tiếp tục rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi, trang bị các phần mềm hỗ trợ về công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục đối với CBQL, GVMN trong công tác lập kế hoạch và thiết lập hồ sơ sổ sách quản lý, đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN sau chỉnh sửa đạt hiệu quả, thiết thực từ nguồn ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Việc lựa chọn, mua sắm TBDH-ĐDĐC đảm bảo chất lượng, phù hợp thực tiễn, đủ sử dụng và tiết kiệm nhưng hiệu quả. Tăng cường chỉ đạo việc thường xuyên tự làm ĐDDH-ĐC đưa vào hoạt động thi đua hàng tháng. Mỗi tháng nộp 2 món đồ chơi đạt chất lượng về ban giám hiệu chấm xét , sử dụng đa dạng, hiệu quả, thiết thực trong các hoạt động giáo dục trẻ. Phấn đấu tỷ lệ nhóm/lớp trong trường có đủ TBDH-ĐDĐC tối thiểu theo quy định đạt 100%
- Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT để phục vụ ứng dụng CNTT trong đơn vị, tỷ lệ CBQL, GVMN biết ứng dụng CNTT đạt ít nhất 100%. Sử dụng, khai thác hiệu quả các trang thiết bị công nghệ thông tin.
- Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo cấp trên cấp phát các thiết bị công nghệ thông tin cho đơn vị phấn đấu 100% các nhóm lớp đều có ti vi máy tính kết nối intenet đáp ứng nhu cầu dạy và học của cô và trẻ.
- Tiếp tục lập dự toán bổ sung năm ngân sách 2017 và 2018 đầy đủ, kịp thời theo Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương. Xây dựng bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2017-2018, đảm bảo chi hoạt động giảng dạy, học tập, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc các khoản thu-chi trong năm học 2017-2018 theo Công văn số 1209/SGDĐT-KHTC ngày 13/7/2017 của Sở GDĐT và công văn số 80/PGDĐT ngày 21/8/2017 của phòng GDĐT về việc thực hiện các khoản thu chi năm học 2017-2018, đảm bảo sử dụng các khoản thu đúng mục đích, thực hiện đầy đủ, cụ thể kế hoạch thu-chi của từng khoản thu đến cha mẹ của trẻ đúng nguyên tắc.
- Bếp ăn thực hiện nghiêm túc các quy định về quy trình vận hành bếp một chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ đảm bảo đúng quy định.
- Tiếp tục bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ CBGVNV về công tác PCCC và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai có kế hoạch ứng phó khi xảy ra cháy nổ - thiên tai.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Tiếp tục quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo về chất lượng CBQL, GVMN. Tạo điều kiện để giáo viên hoàn thiện các tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp các cấp theo quy định Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 của Bộ GDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp GVMN.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, giáo viên thực hiện Chương trình GDMN sau chỉnh sửa; triển khai các lớp bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng thực hành áp dụng các mô đun ưu tiên trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục và thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” có chất lượng; tiếp tục tập huấn e-learning 10 mô đun nâng cao. Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ và chú trọng phát triển Chương trình GDMN.
+ Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ-khối chủ động, linh hoạt về thời gian, lựa chọn nội dung trọng tâm, phù hợp điều kiện thực tế và năng lực của giáo viên, quan tâm phát triển năng lực từng cá nhân, khuyến khích khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, tránh gây áp lực cho giáo viên.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định của TW và của tỉnh, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập về chế độ chính sách đối với CBQL, giáo viên và nhân viên tại đơn vị.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
- Tích cực đổi mới công tác quản lý tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn CBGVCNV thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản trong quản lý, chỉ đạo của ngành trong nhà trường.
- Tích cực tham mưu lãnh đạo địa phương phối hợp các ban Ngành, đại diện các ấp có kế hoạch điều tra trẻ trên địa bàn xã, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong, quản lý, điều hành tập thể sư phạm.
- Tập trung quản lý chỉ đạo chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong đơn vị. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, tư vấn, hỗ trợ thực hiện và phát triển Chương trình nề nếp, linh hoạt, sáng tạo, gắn với thực tiễn của đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế chuyên môn, thực hiện Chương trình và các quy định về GDMN. Đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đánh giá đội ngũ theo chuẩn (chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN) và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo công bằng, dân chủ, nghiêm túc, thực chất, hiệu quả.
- Đổi mới công tác quản lý hành chính. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, khơi dậy trong đội ngũ lòng nhiệt tình, tâm huyết với trường lớp, lòng yêu nghề mến trẻ, lắng nghe bàn bạc các ý kiến đóng góp của cá nhân và tập thể để có biện pháp chỉ đạo thích hợp. Tranh thủ sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, khai thác và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, lấy hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá giáo viên. Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách trong các cơ sở GDMN, hồ sơ sổ sách chuyên môn đảm bảo đầy đủ, tinh gọn, khoa học, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, quy chế dân chủ, thực hiện 3 công khai hàng tháng, quý theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT trong đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ. Tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ CB-GV-NV thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
- Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, quản lý, điều hành tập thể sư phạm nhà trường. Chủ động thực hiện nghiêm túc việc lập quy hoạch phát triển nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch công tác tháng, tuần nghiêm túc; tổ chức, quản lý và kiểm soát chặt chẽ toàn diện, tiến độ thực hiện các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch và theo Điều lệ trường mầm non.
- Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo, thông tin, thống kê số liệu kịp thời chính xác theo đúng quy định.
- Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền cấp quỷ đất mới để xây dựng trường trong bối cảnh tăng trẻ. Trẻ trong độ tuổi đến lớp không đủ phòng, lớp cho trẻ ở địa phương được đi học.
- Trong năm giới thiệu đoàn viên ưu tú cho tổ chức Đảng tham gia các lớp học nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, phấn đấu trong năm thành lập chi bộ đơn vị, phấn đấu kết nạp 1 đoàn viên mới.
- Phát huy vai trò của Ban TTrND và Uỷ ban kiểm tra công đoàn, trong việc giám sát các chế độ hợp pháp của cán bộ giáo viên như: tiền hưởng phụ cấp ưu đãi, nâng lương và các chế độ chính sách khác, khuyến khích CBGVCNV tham gia các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN
- Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đơn vị. Đa dạng các hình thức xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đơn vị ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, thực hiện công bằng trong GD, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Tích cực nghiên cứu, học hỏi, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới vào GD của đơn vị, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm trong trường và các đơn vị bạn, ngoài huyện và tỉnh.
9. Tăng cường công tác truyền thông về GDMN
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT về đổi mới và phát triển GDMN. Thường xuyên tuyên truyền, thông tin về vai trò, vị trí của GDMN, tạo sự thống nhất đồng thuận của xã hội.
- Tăng cường phổ biến nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp.
- Thường xuyên biểu dương những tấm gương điển hình trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, gương người tốt việc tốt đã cống hiến, hỗ trợ để phát triển đơn vị. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng, theo chủ đề, chuyên mục trong năm học. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền theo quy định.
10. Các phong trào và công tác thi đua khen thưởng.
Phát động phong trào thi đua đối với toàn thể CBGVNV tích cực tham gia thi đua lập thành tích trong đơn vị cuối năm đạt:
* Đơn vị:
* Tập thể:
* Cá nhân:
* Đối với trẻ:
- 100% lớp phấn đấu duy trì sỉ số trẻ đạt tỷ lệ chuyên cần:
+ Nhà trẻ: 85% trở lên.
+ Mẫu giáo: 90% trở lên.
+ Trẻ 5 tuổi: 95% trở lên.
- Tỷ lệ bé ngoan: đạt 90%-95%
- Riêng trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 100%
- 100% các nhóm lớp thực hiện đánh giá theo thông tư 28 sửa đổi bổ sung 1 số điều trong chương trình GDMN.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 4% , suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5% và có biện pháp giảm tốc độ tăng cân cho trẻ béo phì.
- 100% trẻ được khám sức khỏe chuyên khoa đầu năm, chấm và theo dõi BĐTT, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
* Các chỉ tiêu khác:
- Tham gia đầy đủ các cuộc thi do địa phương – ngành tổ chức, phấn đấu xếp thứ hạng cao ở tất cả các cuộc thi.
* Các biện pháp chủ yếu:
- Ban giám hiệu quản lý CB – GV thông qua các tổ chuyên môn, quản lý bằng cơ chế, đưa tin học vào việc quản lý, thống kê phổ cập, tiếp tục bổ sung sửa đổi quy chế hoạt động nhà trường cho phù hợp.
- Thực hiện tốt 3 công khai, quy chế dân chủ, khơi dậy trong đội ngũ lòng nhiệt tình, tâm huyết với trường, lòng yêu nghề mến trẻ, lắng nghe bàn bạc các ý kiến đóng góp của cá nhân và tập thể để có biện pháp chỉ đạo thích hợp. Tranh thủ sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Khai thác và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên. Lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá giáo viên.
- Phối hợp với nhiều kênh thông tin, nhiều văn bản mới do ngành ban hành để thực hiện việc đánh giá phân loại giáo viên chính xác đúng quy định. Tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với giáo viên, phát huy hơn nữa dân chủ trong trường học và xây dựng kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
- Hội đồng thi đua nhà trường tiến hành bình xét đánh giá kết quả theo kế hoạch hoạt động nhà trường hàng tháng, làm cơ sở xét thi đua đối với tập thể, cá nhân, 3 đợt thi đua trong năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hiệu trưởng, các bộ phận đoàn thể, công đoàn, chi đoàn, TTrND, tài chính và tập thể CBGVNV đơn vị phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.
Trên đây là phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường mầm non Tuổi Thơ.
Nơi nhận : - Phòng GD&ĐT; - Các bộ phận; - Lưu VT. |
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Ánh Hồng
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
- Sữa
- Soup nui
- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc
- yaourt
Bữa chiều:- Bánh mì sandwich,hột gà
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến