PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG COÄNG HOAØ XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM
TRƯỜNG MN TUỔI THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 02/KH-MNTT Định An, ngày 05 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, BỆNH TRUYỀN NHIỄM
CHO TRẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2017-2018
Thực hiện thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ vào công văn số 1460/SGDĐT-CTTTCP, ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương về tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết;
Căn cứ vào công văn số 142/PGDĐT-GDTrH, ngày 28 tháng 8 năm 2017 về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết;
Căn cứ vào công văn số 169/CV-PGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2017 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tay chân miệng;
Căn cứ tình hình thực tế của trường. Nay đơn vị xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm cho trẻ trong đơn vị như sau:
I. MỤC ĐÍCH:
- Để đơn vị chủ động phòng chống các dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm nhằm ngăn chặn, không lây lan trong nhà trường.
- Giúp tập thể cán bộ giáo viên nhân viên có ý thức trách nhiệm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
- Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho trẻ phát triển tốt khi được nuôi dưỡng chăm sóc tại trường và để tạo niềm tin vững chắc cho phụ huynh khi gởi con vào học tại trường.
II. NHIỆM VỤ:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên trong nhà trường
- Thực hiện phòng chống dịch bệnh cảm cúm , virút zika, bệnh sốt suất huyết do vi rút Ebola, bệnh chân – tay – miệng, Rubela cúm H7N9, H5N1, thủy đậu, sởi…. một cách hiệu quả.
- Giáo viên chủ động chống các dịch bệnh tại nhóm lớp mình chủ nhiệm. Phối hợp tốt cùng phụ huynh trong việc phòng chống bệnh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Không để xảy ra dịch bệnh tại đơn vị.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Gồm 5 thành viên:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên và các bậc cha mẹ kiến thức về các biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh cho trẻ. Thực hiện tốt các thao tác vệ sinh cá nhân như vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi sử dụng đồ dùng, đồ chơi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý xử lý phân, chất thải trong trường, trong gia đình để tránh lây mầm bệnh.
- Xây dựng nội dung kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh trường, nhóm/lớp: Đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ, đồ dùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần; lưu ý tất cả nệm, gối của trẻ phải được gửi trả về cho phụ huynh vệ sinh vào cuối tuần.
- Tăng cường công tác vệ sinh cá nhân chăm sóc cho trẻ, kiểm tra chặt chẽ qui trình tổ chức thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân của trẻ. Giáo viên thường xuyên theo dõi sức khoẻ cho trẻ để phát hiện sớm các biểu hiện sốt…..trong giờ đón trẻ các hoạt động trong ngày tại trường kịp thời thông báo cho nhà trường, phụ huynh và cơ quan y tế để xử lý.
- Tiến hành kiểm tra và thực hiện nghiêm túc đồ dùng cá nhân trẻ; đủ để cho mỗi trẻ được sử dụng riêng theo ký hiệu: Khăn mặt, khăn tắm cho trẻ nhà trẻ, ca ( cốc ) uống nước, bàn chải đánh răng…Đảm bảo có đủ điều kiện để trẻ có cơ hội thực hiện các thói quen tốt giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên. Đồ dùng ăn uống và đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ cần được vệ sinh sách sẽ, trụng, tráng nước sôi trước khi sử dụng.
- Tuyệt đối không chứa nước trong bất kỳ vật dụng gì trong nhóm/lớp, không để nước tù đọng lâu ngày trong khu vực trường; thường xuyên tỉa bớt nhánh cây, phát hoang bụi rậm nhằm tạo môi trường thông thoáng phòng tránh muỗi sinh sản.
Tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu, vi rút zika, bệnh chân – tay – miệng và bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, cúm H7N9, H5N1, thủy đậu, sởi …phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.
Trường hợp trẻ của trường mắc bệnh, cần thông báo với phụ huynh và tiến hành cách ly tại nhà và tại các cơ sở y tế ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Khi trẻ hết bệnh mới được tiếp nhận vào nhóm/lớp trở lại. Khi có từ 2 trẻ trong nhóm/lớp trở lện bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất; báo cáo và đề xuất kịp thời với chính quyền địa phương, lãnh đạo cấp trên cho trẻ tại nhóm/lớp đó nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để phòng chống lây lan mầm bệnh.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế địa phương để nắm bắt thông tin và được hướng dẫn kịp thời công tác phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.
3. Tổ chức phân công:
phân công các bộ phận trong đơn vị thực hiện công tác phòng chống các bệnh dịch một cách triệt để tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh tại đơn vị.
* Phó hiệu trưởng chuyên môn, bán trú.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh môi trường trong ngoài nhóm lớp.
Kiểm tra đồ dùng đồ chơi của trẻ trong các nhóm lớp.
Xây dựng thực hiện lịch vệ sinh cụ thể, hàng tuần có kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra việc thực hiện bếp ăn tăng cường các nhóm chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hợp đồng thực phẩm có nguồn gốc, kiểm dịch rõ ràng, đặc biệt là các loại thịt, trứng gà, trứng vịt.
Phối hợp với y tế trường học và cơ quan y tế địa phương để nắm tình hình dịch bệnh trên đia bàn, phối hợp để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
Tổ chức tuyên truyền cùng phụ huynh để phụ huynh nắm rõ tầm quan trọng và tình hình dịch bệnh để cùng nhà trường phối hợp thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
Thường xuyên cập nhật thông tin báo cáo về cấp trên kịp thời khi có biểu hiện dịch bệnh xảy ra.
* Giáo viên:
Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hàng ngày lồng ghép các chuyên đề để giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.
Tích cực vệ sinh lớp học, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
Đẩy mạnh công tác phối hợp cùng phụ huynh giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Kiểm tra sức khoẻ trẻ vào mỗi sáng khi đón trẻ để phát hiện kịp thời trường hợp khi có bệnh xảy ra.
Thường xuyên khử khuẩn bằng thuốc sát khuẩn…. của y tế theo hướng dẫn.
Tuyệt đối bảo đảm sử dụng đồ dùng vệ sinh các nhân của trẻ theo qui định có ký hiệu rõ ràng.
Tuyệt đối không chứa nước trong nhà vệ sinh, trong khu vực trẻ hoạt động ( Nếu giáo viên vi phạm sẽ bị kỷ luật ).
Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng theo 6 bước qui định của y tế, hướng dẫn trẻ che miệng khi ho hoặc hắc hơi.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
* Nhân viên:
Thực hiện khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất để tăng cường thể lực trẻ.
Phối hợp tạo môi trường vệ sinh sạch nhằm đảm bảo sức khoẻ trẻ.
Tỉa các cây xanh để phòng chống muỗi sinh sản.
Trong tháng, trong tuần thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện các nội dung trên.
Đột xuất, báo trước, định kỳ hàng tháng, nếu có trường hợp vi phạm sẽ qui theo nội qui qui chế của ngành và báo về cấp trên để xử lý.
Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch bệnh của đơn vị Mầm non Tuổi Thơ.
Nơi nhận:
Lê Thị Ánh Hồng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Thực đơn
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến