PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG COÄNG HOAØ XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM
TRƯỜNG MN TUỔI THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-MNTT Định An, ngày tháng năm 2019
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
CHO TRẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2019-2020
Căn cứ vào Kế hoạch số /KH-MNTT ngày 5 tháng 9 năm 2019 của Trường Mầm non Tuổi Thơ về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;
Căn cứ vào công văn số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 05 năm 2016. Thông tư liên tịch về công tác y tế trường học;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, Trường MN Tuổi Thơ xây dựng Kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường như sau:
1. Nhiệm vụ về việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN
- Nhân viên cấp dưỡng phải qua lớp tập huấn về VSATTP;
- Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các diều kiện về CSVC nhà bếp, đồ dùng phục vụ bán trú và điều kiện vệ sinh cho tất cả các nhóm, lớp;
- Ngay từ tháng 8 nhà trường đã có kế hoạch hợp đồng thực phẩm Công Ty Nguyên Thành Đạt, công ty Ánh Hồng cung cấp thực phẩm có uy tín đảm bảo VSATTP. Hợp đồng sữa, hợp đồng nước sạch, hợp đồng nước uống…
- Lên thực đơn phù hợp theo từng mùa;
- Nhân viên cấp dưỡng chế biến thực phẩm đúng thực đơn, đúng quy trình chế biến bếp 1 chiều, đảm bảo VSATTP;
- Giáo viên, nhân viên cấp dưỡng làm tốt công tác vệ sinh môi trường;
- Tổ chức cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín;
- Không để lẫn thực phẩm sống và thức ăn chín;
- Nhân viên cấp dưỡng giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt;
- Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.
2. Tình hình chung:
- Trường có 04 lớp
- Tổng số học sinh trong toàn trường :98cháu
- Số trẻ bán trú : 98 cháu đạt tỷ lệ 100%
+ Tình hình học sinh các nhóm, lớp
- Lớp Nhóm: 14/8 nữ
- Lớp Mầm: 22/12 nữ
- Lớp Chồi: 29/15 nữ
- Lớp Lá: 33/20 nữ
- Nếu khi có tình huống trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nhiệm vụ của Ban giám hiệu, NVYT và giáo viên chủ nhiệm của từng nhóm, lớp cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ của Ban giám hiệu
- Nhanh chóng điều động NVYT đến tại nhóm, lớp để sơ cấp cứu tại chỗ cho trẻ;
- Báo cáo với trạm y tế xã để kịp thời đến trợ giúp cùng với NVYTế, giáo viên để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ;
- Điều động cho xe để chở trẻ đến trạm y tế xã ( khi có trẻ bị ngộ độc thực phẩm, có số lượng đông) nếu số lượng ít trẻ thì giáo viên chở đến trạm y tế xã;
- Báo cho phụ huynh trẻ được biết.
* Nhiệm vụ của giáo viên
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp phải báo cáo với Ban giám hiệu, NV Ytế khi trẻ có hiện tượng bị ngộ độc thực phẩm.
- Sơ cấp cứu tại chỗ, nhanh chóng và bình tĩnh thực hiện các bước sau :
+ Gọi, hoặc lay gọi trẻ có tỉnh, biết, hay không;
+ Mở miệng trẻ không cho để lưỡi tuột làm ngạt thở;
+ Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể;
+ Gây nôn: Thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn. Móc, lau sạch miệng và họng, lấy các thức ăn còn đọng trong miệng;
+ Nhanh chóng tìm mọi cách, chuyển trẻ lên trạm y tế xã.
- Ban giám hiệu điều động NVYTế nhanh chóng lên tại lớp để trợ giúp cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp và sơ cấp cứu tại chỗ sau đó chở lên trạm y tế xã.
Trên đây là một số tình huống giả định khi có trẻ bị ngộ độc thực phẩm xảy ra và những biện pháp sơ cứu cho trẻ trong trường MN, đề nghị các bộ phận trong đơn vị triển khai và thực hiện nghiêm túc khi có tình huống xảy ra./.
Nơi nhận: P. HIỆU TRƯỞNG
- Hồ sơ YT trường
- Lưu: VT.
Nguyễn Thị Huỳnh Lê