cách dạy con biết chia sẻ

Chủ nhật - 22/11/2020 22:00
Cách dạy trẻ biết chia sẻ là việc có lẽ bậc cha mẹ nào cũng muốn nắm được để dạy cho con em mình. Vì chia sẻ là một đức tính quan trọng có thể giúp trẻ hòa nhập tốt hơn khi trưởng thành và ra ngoài xã hội. Vậy làm thế nào để dạy trẻ đức tính tốt đẹp này một cách thật hiệu quả, chúng ta hãy cùng tham khảo một số cách dưới đây nhé.
images
images
1. Vì sao sự chia sẻ lại quan trọng
Chia sẻ là một kỹ năng cực kỳ cần thiết trong cuộc sống. Đó là đức tính mà trẻ nhỏ cần được học và rèn luyện để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn. Đồng thời để có thể hợp tác với nhau trong việc vui chơi, học tập và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng.
Một khi trẻ đã bước vào môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học,…thì con phải học cách chia sẻ với những trẻ khác.
Việc chia sẻ dạy cho trẻ về sự thỏa hiệp và công bằng cũng như giúp trẻ học được rằng nếu trẻ biết cho đi thì sẽ nhận lại được (theo một cách và dưới hình thức nào đó mà chúng ta không ngờ tới được). Mặc dù đây không phải là mục đích của việc học cách chia sẻ, nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là quy luật của cuộc sống.
Ngoài ra khi học cách chia sẻ, trẻ cũng học được cách đàm phán, thay phiên (hay chờ tới lượt) và làm thế nào để đối phó với sự thất vọng. Đây đều là những kỹ năng sống rất quan trọng. Chúng giúp trẻ dần hình thành lòng bao dung đối với cộng đồng khi lớn dần.
2. Cách dạy trẻ biết chia sẻ có hiệu quả
Trẻ em thường học rất nhanh từ hành động của cha mẹ. Khi bạn là một tấm gương tốt trong gia đình về những gì bạn muốn trẻ học, thì trẻ sẽ dễ dàng noi theo bạn. Trẻ cũng cần có được cơ hội để học và thực hành sự sẻ chia. Và dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
  • Hãy chỉ ra một hành động chia sẻ từ người khác, đặc biệt sẽ rất hiệu quả nếu người đó là bạn bè đồng trang lứa của trẻ. Ví dụ bạn có thể nói với con: “Bạn con thật biết chia sẻ đồ chơi với bạn khác, bạn ấy thật dễ thương nhỉ.”
  • Khi bạn thấy trẻ đang chia sẻ hoặc đợi tới lượt, hãy thể hiện sự chú ý của bạn với hành động đó của con và đừng quên khen ngợi hoặc khích lệ trẻ. Ví dụ bạn có thể nói: “Mẹ rất thích khi con cho Aziz chơi với đoàn tàu của con, thật là một hành động tuyệt vời.” 
  • Hãy cùng chơi những trò chơi về chia sẻ và luôn phiên với trẻ. Bạn hãy hướng dẫn trẻ từng bước trước sau đó cùng chơi. Ví dụ: “Giờ đến lượt mẹ xây tháp, sau đó đến con nhé. Con cho mẹ mượn khối xếp hình màu đỏ của con và mẹ cho con mượn khối xếp hình màu xanh của mẹ nhé.”
  • Hãy trò chuyện với trẻ về việc chia sẻ đồ chơi với bạn bè trước khi con cùng chơi với bạn. Ví dụ: “Khi Georgia đến nhà mình, con hãy cho bạn ấy mượn vài món đồ chơi và cùng chơi với bạn nhé. Sao mình không hỏi bạn ấy muốn chơi món đồ chơi nào nhỉ.”
Bạn cũng nên nói chuyện với con về vấn đề này trước khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo. 
3. Khi trẻ không chịu chia sẻ thì bạn nên làm gì
Chia sẻ có thể là một thử thách đối với trẻ đặc biệt trong thời gian trẻ bắt đầu học. Hầu hết trẻ em sẽ cần thời gian và cơ hội để thực hành cũng như cần sự hỗ trợ của bạn để phát triển đức tính này.
Nếu trẻ nhà bạn không chịu chia sẻ, bạn có thể cùng con thực hành tại nhà và trò chuyện về những gì bạn và trẻ đang làm. Ví dụ: “Hãy cùng ăn quả chuối này nhé, con một nửa và mẹ một nửa.”
Cũng không có lý do gì để bạn không cho trẻ tham gia chơi cùng trẻ khác khi con không thích chia sẻ đồ chơi. Bạn nên coi những buổi chơi chung này là cơ hội để trẻ thực hành. Trong khoảng thời gian trẻ chơi cùng bạn bè, bạn hãy ở gần để nhắc nhở và động viên giúp trẻ không quên việc chia sẻ với bạn khác. Và khi con thực hiện điều này, bạn hãy lặp lại chính xác những gì trẻ làm và bạn tự hào như thế nào khi thấy trẻ làm như vậy. 
Bạn cũng có thể xây dựng quy tắc về “hậu quả của việc không chia sẻ” đối với trẻ trên 3 tuổi. Khi áp dụng quy tắc này, bạn cần đảm bảo “hậu quả” xảy ra có liên quan trực tiếp tới sự vật, sự việc mà trẻ không chia sẻ.
Ví dụ: nếu trẻ không chia sẻ trò chơi xe lửa, bạn có thể cất món đồ chơi đi trong một khoảng thời gian ngắn, và không trẻ nào chơi được. Như vậy, trẻ sẽ thấy “hậu quả” xảy ra với cả hai. Việc này cũng giúp trẻ suy nghĩ về những gì chúng cần làm nếu muốn cùng được chơi xe lửa với nhau.
Khi bạn nghĩ trẻ đã sẵn sàng, hãy đưa món đồ chơi trở lại và cho bọn trẻ cơ hội để thể hiện sự san sẻ của mình.
4. Mức độ hiểu về chia sẻ ở từng độ tuổi của trẻ
Ở mỗi độ tuổi thì mức độ hiểu và thực hành về chia sẻ ở trẻ cũng khác nhau, cụ thể nhưu sau:
4.1. Trẻ ở độ tuổi mới biết đi
Ở độ tuổi mới biết đi, trẻ chưa hiểu được chia sẻ là gì. Nói chung, trẻ đang thấy mình là trung tâm của vũ trụ và mọi thứ xung quanh đều thuộc về chúng. Để thực hiện được việc chia sẻ, trẻ phải học được cách quản lý cảm xúc của mình, và trẻ mới biết đi chỉ mới bắt đầu học về điều này mà thôi.
Khi một đứa trẻ khác có một món đồ gì đó mà trẻ nhà bạn muốn, chúng sẽ rất khó đợi tới lượt mình chơi, mà có thể tìm đủ mọi cách để lấy được món đồ đó, hoặc sẽ ăn vạ nếu không có được chúng.
Việc áp dụng quy tắc “hậu quả khi không chia sẻ” ở giai đoạn này sẽ không giúp trẻ học được điều gì cả. Thay vào đó, sự khuyến khích và thực hành thường xuyên sẽ hiệu quả hơn. 
4.2. Trẻ ở độ tuổi mầm non
Mặc dù khi được 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu hiểu về việc thay phiên, chờ tới lượt hay chia sẻ với người khác. Nhưng trên thực tế, trẻ vẫn đang trong quá trình học hỏi nên việc nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc của người khác đối với trẻ vẫn còn rất khó khăn. Do vậy, từ “hiểu” tới “hành động” vẫn còn là một khoảng cách. Trẻ vẫn chưa thể “cho đi” một cách dễ dàng cũng như chưa đủ kiên nhẫn khi phải chờ đợi tới lượt mình.
Bạn có thể giúp trẻ mầm non xây dựng đức tính sẻ chia bằng cách quan sát hành động của con, khen ngợi khi con biết chờ đợi tới lượt mình, khuyến khích việc thể hiện sự công bằng và giải thích về chia sẻ. Những hoạt động đơn giản như đá bóng vào lưới hay ném bóng vào rổ sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.
Nếu mọi thứ vẫn không hiệu quả, bạn có thể nhắc trẻ con cảm thấy thế nào khi người khác lấy đồ chơi của con, hay không cho con tham gia khi tới lượt. Nói chuyện với trẻ về cảm giác của người khác sẽ giúp trẻ hiểu được vấn đề từ cách nhìn khách quan – đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong việc kết bạn. 
4.3. Trẻ ở độ tuổi đến trường
Trẻ ở độ tuổi đến trường đã hiểu được cảm giác của người khác nên sẽ dễ dàng chia sẻ hay đợi tới lượt hơn. Mặc dù vậy, việc chia sẻ những món đồ chơi yêu thích vẫn rất khó khăn với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi này cũng ý thức mạnh mẽ về sự công bằng và có thể sẽ không muốn chia sẻ một món đồ chơi hay chơi một trò chơi, nếu chúng nghĩ rằng mình sẽ không được đáp lại, hoặc sẽ không thắng được một cách công bằng. Bạn có thể giúp trẻ trong trường hợp này bằng cách kiểm tra lại các quy tắc của trò chơi và trấn an trẻ rằng tất cả đều sẽ được tham gia.
Ngoài những đặc điểm trên, trẻ ở tuổi đến trường cũng kiên nhẫn và bao dung hơn rất nhiều so với trước đó. Chúng muốn làm những việc đúng đắn và có thể xây dựng các mối quan hệ phức tạp hơn, điều này thực sự giúp ích cho bài học chia sẻ. Ở trường, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để thực hành sự chia sẻ như cho bạn mượn bút chì hoặc mượn bút màu của bạn khác,…Bạn cũng không quên khuyến khích hay khen ngợi khi trẻ biết chia sẻ. 
Cách dạy trẻ biết chia sẻ thoạt nghe chúng ta sẽ có cảm giác thật khó thực hiện, đặc biệt đối với những đứa trẻ mà nhận thức về những vấn đề như chia sẻ vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên không vì vậy mà việc dạy trẻ điều này không thực hiện được. Qua một số cách đã đề cập ở trên, bạn hãy từng bước ươm mầm, xây dựng và phát triển đức tính tốt đẹp này ở trẻ bạn nhé.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây