Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Thứ hai - 21/12/2020 12:56
Bệnh Tay – Chân – Miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số trường hợp diễn biến nặng gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp diễn biến nhanh dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
I. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:
1. Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
2. Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng.
Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.
3. Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
→Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc
II. Các phát hiện các dấu hiệu nặng:
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay- chân - miệng do đó người chăm trẻ phải biết cách chăm sóc trẻ, cách phát hiện sớm các triệu chứng nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. các triệu chứng nặng bao gồm:
  • Sốt cao liên tục không thể hạ được.
  • Giật mình
  • Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà.
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng
III.Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà:
1. Vệ sinh miệng: Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng. Nhiều bố mẹ dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng. Cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.
2. Dinh dưỡng: Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn thức ăn mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu, như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, Với trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ; cần vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kích thích.
3. Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm
4. Nếu trẻ có sốt thì dùng thuốc hạ sốt bằng Paracetamol, uống với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn.
IV. Phòng lây nhiễm:
Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, qua đường phân- miệng. Do đó để tránh lây lan cho trẻ khác người chăm sóc trẻ tay chân miệng cần:
  • Khi phát hiện trẻ có biểu hiện tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc (ôm, hôn trẻ) dùng chung các vật dụng đồ chơi.
  • Không làm vỡ các bọng nước tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
  • Không đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung 10-14 ngày đầu bệnh.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây