Dạy trẻ tính chân thật

Thứ ba - 01/12/2020 12:18
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói dối mà phần lớn trong số đó đều do sự tiếp tay của phụ huynh, thậm chí có những đứa trẻ nói rằng chúng bị cha mẹ ép nói dối. Do đó, các bậc cha mẹ cần nắm được rằng nếu bản thân mình thường xuyên nói dối thì yêu cầu con cái thành thật - là điều không thể.
1416379648    nh 02
1416379648 nh 02
Nguyên nhân khiến trẻ không thành thật
- Cha mẹ quá chiều chuộng con: mỗi đứa trẻ đều có rất nhiều nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí… Thường thì nếu cha mẹ luôn nuông chiều, con đòi hỏi gì đều đáp ứng, thì sẽ tạo cho trẻ thói quen chỉ cần “bịa ra” một lý do nào đó chính đáng là cha mẹ sẽ thỏa mãn. Chẳng hạn, trẻ thích mua quà vặt nhưng sợ xin nhiều bị nhắc nhở, trẻ sẽ nói rằng cần mua giấy bút, rồi nói dối giá cao hơn một chút. Cha mẹ thường không để ý mà đáp ứng ngay.
- Trẻ nói dối vì muốn thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người: Có những việc mà trẻ không tự mình làm được nhưng trẻ lại nhận là mình làm để được cha mẹ tán thưởng, khen ngợi. Thế là trẻ nói dối để được mọi người chú ý. Ngược lại, có việc do trẻ làm, nhưng lại không tốt hoặc gây hậu quả xấu như đổ nước ra nhà, làm vỡ cốc chén, phá hỏng đồ đạc trong nhà… trẻ sợ mất mặt, không dám nhận nên đành nói dối. Nhiều lần như thế, hình thành nên tật nói dối, sống thiếu thành thật ở trẻ.
- Hình thức phạt của phụ huynh mang tính sỉ nhục, xúc phạm. Khi phạt con, mục đích của phụ huynh là muốn con hiểu về hành vi sai trái của mình mà đừng tái phạm. Nhưng nếu hình phạt mang tính xúc phạm - thường gặp nhất là hai kiểu: kể tội bé với nhiều người, phạt bé ở nơi đông người - thì tính giáo dục sẽ bị mất đi, thay vào đó, trẻ sẽ “rút kinh nghiệm” rằng nếu có lỡ chuyện gì thì phải giấu kỹ, thật thà khai ra là bị sỉ nhục liền.
- Cha mẹ khắt khe, cố chấp không chịu lắng nghe bé giải thích. Chẳng hạn: Bé học bài chưa xong nhưng vẫn trốn ra ngoài chơi với bạn. Mẹ về bất chợt, thấy con không nghe lời thì phạt con. Lần sau, nếu gặp chuyện tương tự, bé chắc chắn sẽ chuẩn bị sẵn lý do rất “chính đáng”: “con mượn tập của bạn nên phải qua trả cho bạn còn đi học”... Như vậy, thói nói dối đã bắt đầu “đâm chồi”.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những đứa trẻ nói dối thường có tâm trạng tâm lý không tốt như căng thẳng, lo lắng, bất an, giận dỗi vô cớ vì luôn trong trạng thái phải tìm cách để ứng phó, che đậy hành vi không thành thật của mình trước đó. Khi trẻ nói dối thì tim thường đập nhanh hơn, chúng phải suy nghĩ nhiều hơn để lần sau nói sao cho kín kẽ và bé có lòng tự trọng cao sẽ thấy áy náy, tự trách bản thân vì có cách hành xử sai trái. Tai hại hơn, những đứa trẻ thường xuyên nói dối sẽ luôn sống trong tâm trạng nghi ngờ, không tin tưởng ai, vì luôn ở trong trạng thái “suy bụng ta ra bụng người”.   
Để con biết sống thành thật
Trẻ có thành thật hay không bước đầu là do sự giáo dục của gia đình.
- Trong mọi tình huống, hãy luôn từ tốn, bình tĩnh trong ứng xử với con. Quy định rõ ràng cho trẻ biết những điều được và không được làm. Nếu trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng ghi chép, thì bạn phải nhắc đi nhắc lại để trẻ không quên. Khi gặp sự cố, hãy cùng con phân tích tình huống để con tự nhận ra sai lầm, sau đó mới phạt. Chỉ cho trẻ thấy những thiệt hại mà sự cố gây ra cho chính trẻ và gia đình, nhắc nhở trẻ không tái phạm.
- Luôn hỗ trợ tinh thần cho trẻ khi con phạm lỗi: Yêu cầu con nhận lỗi với thái độ nhẹ nhàng, thông cảm nhưng tránh bao che. Và quan trọng nhất, dù con có phạm lỗi nặng cỡ nào, cũng đừng bao giờ tỏ thái độ xấu hổ vì con. Đây là cách duy nhất để con hiểu ra: cha mẹ là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy của mình. Được như thế, con bạn sẽ luôn là đứa trẻ thật thà, dũng cảm. Cha mẹ có thể chia sẻ với trẻ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình những lúc mắc lỗi, để trẻ hiểu rằng đây không phải là việc tồi tệ nhất. Ngoài ra, khi trẻ có thái độ biết nhận lỗi, thì cha mẹ phải động viên, khích lệ kịp thời để trẻ phát triển các phẩm chất nhân cách tốt.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây