1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Đây cũng là câu trả lời “người lớn có bị chân tay miệng không?”
Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó 2 thời điểm bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50 000 – 100 000 ca bị tay chân miệng được ghi nhận ở nước ta. Đặc biệt, phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị chân tay miệng là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi và chăm sóc kịp thời để hồi phục bệnh nhanh hơn. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn cụ thể bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh
Từ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn khởi phát (kéo dài 1 – 2 ngày)
Triệu chứng sớm nhất của khi bị tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch ở hàm dưới.
Giai đoạn toàn phát (từ 3 – 10 ngày)
Viêm loét miệng:Xuất hiện mụn nước nhỏ (đường kính 2 -3 mm) ở niêm mạc miệng, má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, khiến em bé bị tay chân miệng cảm thấy đau khi ăn và vì thế trẻ rất dễ biếng ăn.
Phát ban toàn thân:Xuất hiện các bóng nước lớn hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10mm) ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông và nổi ban toàn thân có thể ở trên da hoặc ẩn dưới da.
Biến chứng:Trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện sốt, buồn nôn, một số trường hợp sốt cao, nôn nhiều có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như rối loạn tri giác, lơ mơ, mê sảng, co giật… Các biến chứng này thường xuất hiện rất sớm từ ngày 3 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh
Từ 7 – 10 ngày tính từ ngày bệnh khởi phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra các biến chứng như trên. Trường hợp xảy ra các biến chứng: sốt cao trên 39°C hoặc sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, thở khó… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.
3. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường nào?
Bệnh tay chân miệng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:
Hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Chạm vào người bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi khác (hôn, ôm, hoặc chia sẻ cốc hoặc dụng cụ ăn uống).
Chạm vào phân của người bệnh chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
Chạm vào các vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn
Đối với một số hoạt động giải trí công cộng, chẳng hạn như bơi, bạn có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiếm nhưng đây vẫn là yếu tố nguy cơ nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách bằng Clo và bị nhiễm phân từ một người bị tay chân miệng.
4. Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc làm theo hướng dẫn cách trị tay chân miệng tại nhà như sau.
– Nên
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay thuốc xịt gây tê ở miệng hoặc cho trẻ uống Paracetamol như Hapacol khi sốt trên 38ºC với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ.
Sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine, có thể giúp giảm bớt khó chịu khi phát ban.
Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
Tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng.
Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.
– Không nên
Không sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kháng sinh sẽ không có tác dụng nên đừng tự ý sử dụng thuốc cảm cho bé.
Không sát trùng bằng chanh hay muối vì có thể sẽ làm trẻ đau và xót, tổn thương da và để lại sẹo.
Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến