Việc dạy con học cách nói lời xin lỗi ở độ tuổi rất nhỏ là việc cần thiết để dần hình thành bản chất của bé. Trẻ sẽ ít bị căng thẳng hơn khi nói lời xin lỗi nếu không có cảm giác bị ép buộc. Sau đây là 7 cách dạy con nói lời xin lỗi cũng như giảm nhẹ sự căng thẳng và tổn thương do việc đó gây ra mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn.
Làm gương cho trẻ Hãy nói lời xin lỗi khi bạn sai. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ thì bạn cũng hãy nói xin lỗi để trẻ thấy được đây là việc mà người lịch sự nên làm. Nếu con bạn tỏ ra bối rối hay hỏi tại sao bạn lại xin lỗi thì hãy giải thích cho trẻ. Giải thích tình huống với cách diễn đạt phù hợp với độ tuổi của bé cũng như lý do tại sao bạn cần phải làm điều đó. Điều này sẽ giúp bé hiểu được khi nào thì cần phải nói như vậy. Dạy trẻ biết đúng sai ngay từ khi còn nhỏ Một người có nền giáo dục tốt thường thấy tự nhiên nói lời xin lỗi khi sai phạm điều gì, đây vốn là một khía cạnh của “Quy tắc vàng” trong cuộc sống. Việc dạy con những hành vi đúng đắn sẽ giúp tạo nên ý thức phân biệt đúng sai ở bé. Đây chính là yếu tố giúp bé tự động nói lời xin lỗi do sự ăn năn về những gì mình đã gây ra cho người khác. Hãy giúp con nếu cần thiết Có thể bạn phải nhẹ nhàng để trẻ tập nói lời xin lỗi. Đừng bắt buộc con thay vào đó hãy chỉ cho trẻ biết phải nói những gì. Nếu con bạn cảm thấy không biết phải nói gì hay không biết phải nói ra sao thì hãy gợi ý cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể để con từ từ nghĩ cách nói lời xin lỗi. Dạy con cách nói lời xin lỗi với thái độ chân thành Trẻ con cần phải biết rằng khi nói ra lời xin lỗi thì đó không chỉ là lời nói mà còn là hành động. Bởi vì khi nói xin lỗi thì thái độ rất quan trọng nhằm biểu lộ ý nghĩa. Việc nói lời xin lỗi đi kèm với biểu hiện như thế quả là khó khăn với một đứa trẻ còn quá bé. Nhưng theo thời gian trẻ sẽ dần hiểu ra rằng lời xin lỗi chỉ có ý nghĩa và được chấp nhận khi người nói ra nó hoàn toàn chân thành Dạy trẻ cách biểu hiện khi xin lỗi Việc giải thích cho con trước các bước cần thiết là vô cùng hữu ích. Nó bao gồm những bước sau: Tiếp xúc riêng với người cần được xin lỗi, nhìn vào mắt họ, nói một cách rõ ràng và chân thành. Bạn cũng có thể thay đổi hay thêm vào các cách biểu hiện đó sao cho phù hợp. Giúp trẻ biết khi nào thì nên nói lời xin lỗi Bạn có thể dạy trẻ biết khi nào nên xin lỗi bằng một trò chơi đố. Cho bé một số ví dụ giả định và kiểm tra xem trẻ có thể xác định được khi nào thì một hoặc cả hai người có liên quan phải nói lời xin lỗi. Dạy con biết nhận trách nhiệm Hãy dạy cho con làm quen với những câu nói chịu trách nhiệm khi mình gây ra điều gì đó. Chẳng hạn khi trẻ làm rơi vỡ đồ thì bạn cần giúp trẻ biết nhận lỗi bằng câu nói: “Con đã bất cẩn để làm rơi vỡ cái đĩa” kèm theo một lời xin lỗi. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tự chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.