Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thứ hai - 26/10/2020 11:20
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng nượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng vì vậy đây là vấn đề được cộng đồng rất quan tâm, đặc biệt là làm sao để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nguyên nhân gì dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ ?

  • Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Dinh dưỡng không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, trẻ không được bú mẹ đầy đủ do mẹ thiếu sữa, trẻ không được ăn bổ sung hợp lý có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn hay chất dinh dưỡng trong bữa ăn quá nghèo nàn ( nước cháo đường, cháo bột không được bổ sung thịt, cá, rau xanh…)
  • Ốm đau kéo dài do mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi, viêm phổi, tiêu chảy, giun sán, lao… là trẻ kém ăn chậm lớn.
  • Kiêng ăn, cho trẻ ăn không đủ chất khi trẻ bị ốm

Các biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng:

Biểu hiện sớm là trẻ đứng cân kéo dài hoặc sụt cân. Theo dõi biểu đồ phát triển thấy cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng bao giờ cũng giảm hơn so với cân nặng của trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Ta phân loại theo cân nặng:

  • Suy dinh dưỡng nhẹ (độ I): cân nặng sụt từ 20-30%.
  • Suy dinh dưỡng vừa (độ II): cân nặng sụt từ 30-40%.
  • Suy dinh dưỡng nặng (độ III) gồm 3 thể:

Thể teo đét: Cân nặng giảm trên 40%, trẻ gầy đét da bọc xương.

Thể phù: Cân nặng giảm từ 20-40%, trẻ phù toàn thân, trên da có xuất hiện các mảng sắc tố màu nâu và nở loét toàn thân.

Thể phối hợp: Cân nặng giảm trên 40%, trẻ gầy đét và phù 2 chân. Trẻ suy dinh dưỡng thường  bị thiếu máu, thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A gây khô mắt.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh. Nếu bị nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến phát triển thể chất, tinh thần, vận động: chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Trẻ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và việc bị nhiễm khuẩn cũng làm trẻ  bị suy dinh dưỡng nặng hơn. Suy dinh dưỡng bị mù do thiếu Vitamin A tỷ lệ tử vong cao.

Tác hại của suy dinh dưỡng:

  • Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ <5 tuổi.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như sởi, tiêu chảy, viêm phổi,…Bệnh làm trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng lại tăng làm nặng thêm bệnh suy dinh dưỡng.
  • Chậm phát triển thể chất: Thiếu dinh dưỡng làm các cơ quan giảm phát triển, đặc biệt hệ cơ xương, miễn dịch. Suy dinh dưỡng kéo dài đến tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.
  • Chậm phát triển tâm thần: Trẻ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn dưới 6 tuổi. Dinh dưỡng thiếu những chất cần thiết cho não bộ và trí nhớ như chất béo, đường, sắt, iod, DHA, taurine…làm cho trẻ chậm chạp, lờ đờ dẫn đến giao tiếp với xã hội kém, hạn chế khả năng học hỏi, tiếp thu và sáng tạo.
  • Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc của dân tộc, khả năng lao động về trí lực và thể lực đều giảm. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ:

  • Việc chăm sóc từ trong bụng mẹ rất quan trọng, trong thời kỳ mang thai người mẹ cần ăn uống bồi bổ dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, đầy đủ vitamin và khoáng chất, theo dõi sự tăng cân từng quý, khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Thực hiện tiêm phòng uốn ván và nghỉ ngơi trước khi đẻ.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các bữa và đủ no, đặc biệt đối với những gia đình đông con, kinh tế khó khăn, những vùng nông thôn.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời, kéo dài 18-24 tháng. Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, sữa mẹ ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng còn chứa các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Chăm sóc cho trẻ bằng các bữa ăn bổ sung hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi. Thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất dinh dướng( bột, đường, đạm, chất béo) ngoài ra cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Không cho bé ăn kiêng khem, nhất là khi bé ốm. Với những mẹ không đủ sữa thì có thể thay thế bằng sữa bò hoặc sữa đậu nành, không được sử dụng nước cháo đường để nuôi con.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng đường ruột như giun, sán…
  • Tiêm chủng phòng bệnh nhiễm khuẩn cho bé đủ mũi và đúng đợt.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé hàng tháng để phát hiện sớm dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng và nguy cơ để điều trị.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng: Tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau khi hết bệnh.
  • Xổ giun cho bé định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ trên 2 tuổi.
  • Trang bị đầy đủ cho các bà mẹ kiến thức nuôi con khoa học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây