Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh là điều quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ. Giai đoạn tuổi mẫu giáo là thời điểm thích hợp để dạy cho trẻ kỹ năng quan trọng này.
1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thường dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Có thể chia đặc điểm giao tiếp ở trẻ ra thành 3 nhóm tuổi:
Trẻ 3 - 4 tuổi: Ở thời kỳ này, trẻ có những kết nối ban đầu với mọi người xung quanh thông qua quan sát, thể hiện theo những gì mình nhận biết từ môi trường xung quanh. Vì vậy, khi có sự hiện diện của trẻ, bố mẹ cần lưu ý cách nói chuyện, giao tiếp của mình để "làm gương" cho con học theo.
Trẻ 4 - 5 tuổi: Đến 4 tuổi, các hoạt động thần kinh phát triển phức tạp hơn, trẻ bắt đầu chủ động tương tác với bạn bè và môi trường xung quanh. Môi trường giao tiếp càng phong phú, trẻ càng dễ dàng uốn nắn suy nghĩ và hành động nhanh nhạy trong nhiều tình huống khác nhau.
Trẻ 5 - 6 tuổi: Những câu từ phức tạp bắt đầu được trẻ sử dụng nhiều hơn trong giai đoạn này. Các bé chuẩn bị vào lớp một thường nhạy cảm hơn với nghệ thuật ngôn từ, bố mẹ có thể dựa vào đặc điểm này để định hình câu từ, hình thức biểu đạt cho trẻ.
2. Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với những người thân xung quanh
Dạy trẻ thể hiện nhu cầu và bày tỏ mong muốn tự động với ba mẹ
Khi trẻ có một mong muốn nào đó, ba mẹ không nên đáp ứng ngay lập tức mà nên đợi để trẻ bày tỏ nhu cầu của mình. Sau đó, bố mẹ nhẹ nhàng uốn nắn lại lời nói, cách sử dụng và sắp xếp từ ngữ của con. Dần dần, trẻ sẽ tự biết bày tỏ một cách chủ động và khéo léo hơn.
Dạy trẻ cách chào hỏi, dạ thưa, hỏi thăm sức khỏe những người xung quanh
Trẻ biết chào hỏi, dạ thưa sẽ làm vui lòng mọi người, thể hiện trẻ là người biết tôn trọng người lớn. Trước hết, cần phải dạy cho trẻ cách xưng hô phù hợp và thói quen chào hỏi những người trong nhà. Hiệu quả nhất vẫn là làm gương cho trẻ, khi cha mẹ hỏi thăm sức khỏe ông bà trẻ sẽ ghi nhớ và dần dần bắt chước theo hỏi thăm: " Ông bà có khỏe không ạ? "
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp bằng nói cảm ơn và xin lỗi
Thông qua nói cảm ơn và xin lỗi, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của lòng biết ơn. Dạy trẻ để hai từ này luôn ở trên môi - "xin lỗi" khi con không may làm phiền lòng một ai đó và "cảm ơn" để bày tỏ sự biết ơn khi nhận lấy bất cứ một điều gì từ người khác.
Dạy con hòa đồng với bạn bè
Hành trang để trẻ bước vào đời không gì quý bằng có những người bạn thực sự, vì vậy, hãy tạo không gian cho trẻ tự nhiên chơi đùa với bạn bè. Đồng thời, bố mẹ cũng nên kiên nhẫn phân tích và định hướng cho con cách ứng xử với bạn, biết giữ lời hứa, dạy con không nói dối , tích cực tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè, chia sẻ những món quà và nhường đồ chơi với bạn.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.