Đối với các quốc gia có điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue không còn xa lạ với chúng ta. Theo đó, virus Dengue là tác nhân chính gây bệnh, chúng được lây truyền từ người sang người thông qua vật trung gian là muỗi. Đặc biệt, khi mùa mưa đến, tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh, khó kiểm soát. Nguyên nhân là vì thời điểm này muỗi sinh sôi, phát triển nhanh chóng và lây lan virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp trong mùa mưa ở Việt Nam
Trên thực tế, virus gây bệnh sốt xuất huyết có tới 4 chủng khác nhau, sau khi nhiễm chủng virus nào, bệnh nhân sẽ miễn dịch với chủng virus đó. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm các chủng virus còn lại, chính vì thế chúng ta không nên chủ quan trước các triệu chứng sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế khuyến cáo.
Điều đáng lo ngại đó là hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoặc vắc xin phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm kể trên. Chính vì thế, bệnh nhân cần chủ động theo dõi sức khỏe, tích cực điều trị để rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em và người trưởng thành. Việc nắm được các triệu chứng sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế khuyến cáo là vô cùng cần thiết. Dựa vào những dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ điều trị sớm và ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra.
Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết thường phát triển qua 3 giai đoạn chính với nhiều dấu hiệu khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường phải đối mặt với cơn sốt cao từ 39 - 40 độ C. Triệu chứng ở giai đoạn này thường không rõ ràng, chính vì thế chúng ta có tâm lý chủ quan hoặc nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả điều trị, bởi vì bệnh nhân sẽ chăm sóc và chữa trị theo phác đồ không thực sự phù hợp. Thông thường, giai đoạn 1 của bệnh sốt xuất huyết sẽ kéo dài từ 1 - 2 ngày.
Mọi người không nên bỏ qua triệu chứng sốt xuất huyết Dengue
Bước sang giai đoạn thứ 2, triệu chứng sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế khuyến cáo sẽ trở nên rõ rệt hơn. Cụ thể, đây là giai đoạn xuất huyết, bệnh nhân sẽ phát hiện dấu hiệu xuất huyết dưới da, đặc biệt ở vị trí bụng, cánh tay, cẳng chân hoặc đùi… Bên cạnh đó, nhiều bạn phải đối mặt với tình trạng chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nghiêm trọng nhất là hiện tượng xuất huyết nội tạng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe cũng như tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa nặng nề.
Sang giai đoạn thứ 3, người bệnh sốt xuất huyết dần phục hồi sức khỏe, các chỉ số cơ bản dần trở về trạng thái ban đầu. Song chúng ta không nên chủ quan, bỏ dở việc theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn phải đối mặt với diễn biến bệnh khó lường kể cả khi đã bước sang giai đoạn thứ 3.
Nếu chủ quan, bỏ qua các triệu chứng sốt xuất huyết Bộ Y tế khuyến cáo, bạn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe. Suy tim hoặc suy thận là biến chứng thường gặp của bệnh nhân sốt xuất huyết. Bởi vì hiện tượng xuất huyết xảy ra mà không được kiểm soát kịp thời khiến hoạt động của tim chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, dễ rơi vào tình trạng suy tim, thậm chí là tràn máu màng tim.
Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị sốc do mất quá nhiều máu. Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn xuất huyết, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Tình trạng này kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây xuất huyết nội tạng. Các triệu chứng thường gặp là: đi tiểu tiện ra máu, nôn ra máu hoặc phụ nữ bị rong kinh…
Xuất huyết não, tràn máu màng phổi, màng bụng,... cũng là biến chứng nghiêm trọng mà người bệnh sốt xuất huyết có thể gặp phải. Đây là những biến chứng khá nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị, chính vì thế bệnh nhân cần dựa vào hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết Bộ Y tế khuyến cáo để chủ động chăm sóc sức khỏe. Trong đó, chúng ta cần ưu tiên bổ sung nước cho cơ thể, bạn có thể dùng nước oresol, nước sôi hoặc nước ép trái cây, những loại này đều rất tốt cho cơ thể.
Bệnh nhân nặng nên đi khám và điều trị tại bệnh viện
Đặc biệt, bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ để hạ sốt nhanh chóng. Chúng ta có thể áp dụng bí quyết lau người với khăn thấm nước ấm, uống thuốc hạ sốt không kê đơn. Tuy nhiên, mọi người không được sử dụng thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Các dược phẩm nêu trên có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn.
Tác giả: Mầm non Tuổi Thơ
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Thực đơn
- Mì thập cẩm
- Sữa
- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long
- yaourt
Bữa chiều:- Cháo gấc phô mai
Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT
Ngày ban hành: 27/05/2024
Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống
Ngày ban hành: 23/05/2024
Video clips
Album ảnh
Thăm dò ý kiến