Cha mẹ có nên nuông chiều con quá mức

Thứ hai - 12/10/2020 12:24
Ngày nay khi xã hội phát triển, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến chúng ta mong muốn con cái mình có đời sống sung sướng, hạnh phúc và không bị những vấn đề ngoài xã hội làm tổn thương… Nhưng điều đó cũng khiến cho một số gia đình quá mức nuông chiều con cái, tạo nên điều không tốt đối với sự phát triển của trẻ, dẫn đến những hệ lụy không đáng có sau này.
Môi trường sống, cách giáo dục là 2 yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên một đứa trẻ có thể phát triển nhân cách tốt hay có thể vững vàng trước những sóng gió của cuộc sống sau này hay không khi mà bố mẹ quá mức nuông chiều con cái? Có lẽ bố mẹ cũng không để ý đến việc này, cái quan trọng của họ trước mắt chỉ là nhìn thấy con cái mình được sống thoải mái, được vô lo vô nghĩ trong sự bao bọc của bố mẹ. Và những điều sau đây sẽ là những khó khăn, những hệ quả mà trẻ sẽ trải qua nếu như nhận được sự quan tâm, yêu chiều không đúng cách.
1. Trẻ không để ý đến người khác
Việc cha mẹ quá mức nuông chiều con cái có thể khiến cho trẻ nảy sinh những tính cách ích kỷ, không để ý đến người khác. Vì khi đó, trẻ cho rằng bố mẹ là tất cả, chỉ cần có bố mẹ, trẻ sẽ không sợ bất cứ ai, nhất là khi bố mẹ chỉ để ý bao bọc trẻ, không để ý đến việc dạy lễ nghĩa, khiến cho đứa trẻ gặp người lớn tuổi không cần phải có những cách hành xử thích hợp, điều đó sẽ gây ra những ánh nhìn, nhận xét không tốt từ người xung quanh đối với trẻ. Trẻ có thể trở nên tự kiêu khi nghĩ bản thân mình luôn đúng. Điều này hiện tại, bố mẹ có thể không để tâm đến khi cho con làm những gì con muốn miễn con thích, nhưng tương lai, nó hoàn toàn ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
2. Trẻ không chịu trách nhiệm
Khi cha mẹ quá mức nuông chiều con cái, chỉ cố gắng bao bọc con cái, không cho con cái bị tổn thương mà không dạy dỗ con những phép tắc chuẩn mực trong xã hội, khiến con cho rằng bản thân có thể làm gì cũng được, kể cả việc lấy đồ của người khác khi không được người khác cho phép. Trẻ cho rằng, kể cả trẻ có làm gì, thì cũng có bố mẹ lo, có bố mẹ chịu trách nhiệm, không cần phải quá mức lo lắng đến điều đó và người khác cũng không thể làm gì trẻ khi không được bố mẹ trẻ cho phép. Điều đó cũng đồng nghĩa việc trẻ muốn gì được nấy, và khó có thể tự chịu trách nhiệm cho những điều trẻ làm.
3. Trẻ bị mất tự do
Việc bố mẹ chiều chuộng, bao bọc quá mức, không cho con làm cái này, không cho con chơi cái kia, điều đó cũng khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và mất đi tự do. Trẻ em lớn lên trong lứa tuổi mà trẻ tò mò, thích khám phá mọi thứ, nếu quá cha mẹ quá bao bọc và kiểm soát thì vô tình đã cắt đi đôi cánh riêng của con. Điều đó dẫn tới trẻ quá dựa vào bố mẹ, không thể tự khám phá mọi thứ, khiến cho khả năng sáng tạo của trẻ dần bị mất đi. Tương lai trẻ sẽ có thể không phát triển được năng lực bản thân, không có những khả năng học hỏi, chỉ biết những thứ có sẵn, dập khuôn, thiếu sáng tạo.
4. Trẻ không có ước mơ
Mỗi đứa trẻ đều có ước mơ của bản thân, dù nó có viển vông thế nào, thì đó cũng là những ước mơ rất đẹp. Tuy nhiên, với bố mẹ lại khác, họ hiểu những thực tiễn của xã hội, khó khăn của xã hội và cho rằng những ước mơ đó không bao giờ có khả năng thành hiện thực, mà kể cả có thành hiện thực thì cũng sẽ trải qua những con đường vô cùng gian nan vất vả. Chính vì vậy, bố mẹ không cho phép điều đó xảy ra, khi bố mẹ quá mức yêu chiều con cái, không muốn con cái mình chịu khổ, họ sẽ cố gắng cho con cái một cuộc sống đầy đủ từ vật chất cho đến công việc. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình quá mức đầy đủ, có tất cả mọi thứ và trẻ sẽ nghĩ rốt cuộc mình cố gắng để làm gì. Từ đó đến tương lai, trẻ trở thành người thụ động, không có ý chí tiến thủ, không có ước mơ, khó khăn tìm ra đam mê.
Kết luận
Bố mẹ đều biết, chúng ta không thể sống và đi cùng với con suốt cuộc đời. Vậy trong thời điểm lúc trẻ còn nhỏ, những lễ nghĩa, sự độc lập, khả năng sáng tạo của trẻ không được hình thành do sự nuông chiều, chăm sóc của bố mẹ thì đến khi cha mẹ già yếu, đến khi cha mẹ không còn sống trên cuộc đời đứa trẻ sẽ ra sao. Có thể những thứ cha mẹ để lại, công việc cha mẹ cho có thể giúp chúng sống ổn trong một thời gian. Tuy nhiên, xã hội liệu có thể chấp nhận một người không có phép tắc, lễ nghĩa không ? Một tập thể công ty có thể chấp nhận một người không có khả năng sáng tạo, không có sự cố gắng, không có năng lực mà chỉ ngồi chờ lương cuối tháng không ?  Rõ ràng ở đây ai cũng đã biết câu trả lời rồi. Quyết định còn lại là phụ thuộc vào bố mẹ, nên hay không nên quá mức nuông chiều con cái ?
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Hủ tiếu nam vang

Bữa trưa:

- Trứng hấp nấm
- Canh: Khoai mỡ nấu tôm
- Dưa hấu

Bữa xế:

- Yaourt

Bữa chiều:

- Bún bò huế

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây