Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ do năng lượng cung cấp trong khẩu phần ăn hàng ngày quá dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Lượng mỡ thừa có thể tích tụ tại một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. Người béo phì không chỉ có thân hình quá cỡ mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Điều trị béo phì không dễ, đòi hỏi sự kiên trì kết hợp giữa gia đình và trường lớp nơi trẻ sinh hoạt và ăn uống cả ngày. Nó là cả một quá trình lâu dài của cân bằng dinh dưỡng với thói quen tập luyện. Mục đích của việc điều trị béo phì ở trẻ mầm non là giảm mỡ, giữ được tốc độ tăng trưởng tốt về chiều cao cũng như sức khỏe. Do đó việc kết hợp giữa hoạt động thể lực của trẻ mỗi ngày tại trường cũng như ở nhà với điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giúp bé tiêu hao lượng mỡ thừa có tính quyết định tới giảm bèo phì thành công. – Cần thay đổi từ từ kế hoạch ăn uống của trẻ: Chế độa ăn của trẻ vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, nên không phải cứ bắt bé nhịn ăn thì việc điều trị mới có hiệu quả, đây được coi là suy nghĩ sai lầm. Vì khi trẻ ăn quá ít, trẻ thường xuyên mệt, khó tham gia học tập cùng các bạn, cộng với sức đề kháng của trẻ giảm nhanh chóng dẫn đến dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đường ruột, cảm cúm…Vậy chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ béo phì cần lưu ý các điều như sau: Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, tuy nhiên cũng không nên dùng nhiều. Vì vậy khi nấu nướng thức ăn nên dùng cách luộc, hấp nhiều hơn chiên xào, các loại trái cây tươi ít ngọt (như mận, củ sắn, thanh long, bưởi táo ta, đu đủ, cam….) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung thêm lượng Vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hoá hấp thu và ngừa táo bón, thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, socola, không cho trẻ luôn luôn ăn quà vặt, giữa các bữa ăn nếu trẻ đói có thể cho ăn trái cây. Chú ý việc áp dụng một chế độ ăn phù hợp với trẻ cần thay đổi từ từ, tránh can thiệp quá đột ngột khiến trẻ không hợp tác. – Trẻ cần vận động và tham gia thể dục chơi đùa hàng ngày: Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, việc tập luyện thể dục ít nhất cần 1-2 lần mỗi ngày, tập thể dục buổi sáng và chiều. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều môn hoặc chơi đùa vận động. Việc tập luyện giúp lượng mỡ thừa tiêu hao, giúp cơ săn lại và trẻ khỏe mạnh hơn. Bữa ăn của bé nên chú ý đủ lượng đạm, lượng khoáng chất, vi chất, chất xơ từ rau xanh. Ở lớp các trẻ e béo phì cần được cô giáo chú ý, động viên các bạn tập thể dục, vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể. Ngoài ra tại lớp mẫu giáo cô nên cũng cấp kiến thức cho các bạn nhỏ, để các bạn ý thức việc thừa cân béo phì không tốt cho sức khỏe. Nhà trường nên tạo điều kiện để các bé có những buổi tham gia thực tế, lúc này luôn khuyến khích bé để bé vận động nhiều hơn. Trẻ béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thời điểm hiện tại mà còn có nguy cơ ảnh hưởng khi trẻ trưởng thành. Đây là lớp kế cận lao động tương lai của đất nước, do đó nhà trường cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp. Tuyên truyền cho phụ huynh về cách hướng dẫn cải thiện béo phì ở trẻ, bản thân mỗi giáo viên cần nhận thấy trọng trách này. Như vậy để có thể điều trị béo phì ở trẻ ở trẻ là công việc khá khó khăn, ít hiệu quả và khá tốn kém, việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh. Do đó hãy có kế hoặc giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhà mình thật tốt, tránh tình trạng trẻ ăn quá nhiều, đòi hỏi gì cũng mua cho.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.