vai trò của giấc ngủ trưa đối với trẻ mầm non

Thứ hai - 12/10/2020 12:18
Ngủ trưa có vai trò khá quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Một giấc ngủ đủ quyết định một sức khỏe tốt. Thế nhưng, có rất nhiều bố mẹ phải “vật lộn” mỗi khi cho trẻ ngủ trưa, sử dụng đủ các loại biện pháp nhưng vẫn chưa thể tạo được nếp ngủ trưa cho con. Vậy tại sao trẻ không ngủ trưa và bố mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
vai trò của giấc ngủ trưa đối với trẻ mầm non

Tại sao trẻ không ngủ trưa?

Giấc ngủ trưa là thời gian nghỉ ngắn để tránh cho trẻ không bị mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng. Đó cũng là khoảng thời gian mà bố mẹ có thể tranh thủ giải quyết các công việc lặt vặt hoặc nghỉ ngơi. 
Hầu hết trẻ mới biết đi có tổng số thời gian ngủ trong ngày là khoảng 14 tiếng, cụ thể:
  • 11 giờ đồng hồ ngủ buổi đêm;
  • 1-1,5 giờ cho mỗi giấc ngủ trong ngày, và trẻ sẽ ngủ khoảng 1-2 giấc, trong đó có 1 giấc ngủ trưa.
Vậy vì lý do tại sao trẻ không ngủ trưa? Trẻ không ngủ trưa có thể do một vài nguyên nhân sau:
  • Nếu trẻ ngủ đêm đủ giấc khoảng 14 tiếng thì khả năng cao là trẻ sẽ không ngủ những giấc ngắn trong ngày nữa. Điều này khá nguy hiểm vì có thể gây xáo trộn thói quen ngủ của trẻ.
  • Từ 1 tuổi trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển từ 2 giấc ngủ ngắn trong ngày thành 1 giấc.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu ngủ trưa?

Để giúp con hình thành thói quen ngủ trưa, bố mẹ có thể thử một số cách dưới đây:
  • Lập thời gian biểu hằng ngày cho trẻ phù hợp với giờ ngủ trưa cố định. Bố mẹ cũng nên điều chỉnh lịch sinh hoạt của bản thân sao cho phù hợp với giờ ngủ trưa của trẻ;
  • Bố mẹ cần đặt trẻ xuống giường đúng giờ ngủ trưa đã quy định để hình thành thói quen cho trẻ, ngay cả khi trẻ không chịu ngủ trưa;
  • Bố mẹ nên sắp xếp một khoảng thời gian thật yên tĩnh trước khi bắt đầu giấc ngủ trưa của trẻ, để trẻ không mải mê vui chơi dẫn đến quá phấn khích và khó ngủ;
  • Hãy cân nhắc về việc cho trẻ ngủ trưa sớm hoặc muộn hơn một chút so với trước đó. 1 giờ chiều là khung giờ ngủ trưa khá điển hình đối với các bé ở trong độ tuổi từ 1 đến 3.
  • Sau bữa trưa, bố mẹ nên cho bé nằm xuống thư giãn, ngay cả khi con không chịu ngủ trưa.
  • Nếu con mệt mỏi và cáu kỉnh hơn vào cuối ngày, bố mẹ nên thử cho bé đi ngủ sớm hơn.

Một số lưu ý khi tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ

Để con quen dần với việc ngủ trưa thì bố mẹ nên lên thời gian biểu từ sớm.
Với bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng
  • Bố mẹ hãy chú ý quan sát xem trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hay không (dụi mắt, quấy khóc,...). Nếu trẻ buồn ngủ, bố mẹ hãy nhanh chóng đặt bé lên giường. Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ cố định để tạo thói quen ngủ cho con. Hãy tạo ra một không gian thật yên tĩnh và đủ tối để giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn.
Với trẻ từ 1 đến 6 tuổi
  • Bố mẹ có thể gặp khó khăn khi cho trẻ trong độ tuổi này ngủ trưa. Có trẻ thích ngủ trưa, nhưng một số khác thì lại ham chơi ngay cả khi cơn buồn ngủ đã tới. Thế nên, nếu trẻ không chịu ngủ thì bố mẹ cũng đừng ép trẻ nhé! Thay vào đó, bố mẹ có thể tiếp tục hoạt động chơi nhẹ nhàng hoặc đọc truyện cho bé nghe ở trong phòng, việc này giúp trẻ dễ cảm thấy buồn ngủ hơn. Bố mẹ không nên để trẻ vận động mạnh vì sẽ gây kích thích thần kinh, dẫn đến khó ngủ. Nếu trẻ nhất quyết không chịu ngủ trưa thì đến tối bố mẹ hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn nhé!
Nhiều bố mẹ lo lắng rằng việc ngủ trưa sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của trẻ, đặc biệt với những trẻ ngủ trưa muộn (khoảng 2-3 giờ chiều mới bắt đầu ngủ). Bố mẹ cần cân nhắc về việc cho trẻ ngủ đúng nhu cầu và theo lịch cố định, chứ không nên để trẻ ngủ khi đã quá mệt. Khi trẻ quá mệt thì sẽ rất dễ bị quá giấc, dẫn tới mất ngủ.
Nếu bố mẹ cảm thấy việc ngủ trưa muộn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ buổi đêm của trẻ thì bố mẹ hãy tạo ra không gian phòng ngủ yên tĩnh và tối để giúp con ngủ trưa sớm hơn. Bố mẹ cũng có thể đánh thức trẻ dậy sớm hơn vào buổi sáng để có thêm nhiều thời gian vui chơi, từ đó giấc ngủ trưa cũng bắt đầu sớm hơn.

Tại sao trẻ không ngủ trưa?

Giấc ngủ trưa là thời gian nghỉ ngắn để tránh cho trẻ không bị mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng. Đó cũng là khoảng thời gian mà bố mẹ có thể tranh thủ giải quyết các công việc lặt vặt hoặc nghỉ ngơi. 
Hầu hết trẻ mới biết đi có tổng số thời gian ngủ trong ngày là khoảng 14 tiếng, cụ thể:
  • 11 giờ đồng hồ ngủ buổi đêm;
  • 1-1,5 giờ cho mỗi giấc ngủ trong ngày, và trẻ sẽ ngủ khoảng 1-2 giấc, trong đó có 1 giấc ngủ trưa.
Vậy vì lý do tại sao trẻ không ngủ trưa? Trẻ không ngủ trưa có thể do một vài nguyên nhân sau:
  • Nếu trẻ ngủ đêm đủ giấc khoảng 14 tiếng thì khả năng cao là trẻ sẽ không ngủ những giấc ngắn trong ngày nữa. Điều này khá nguy hiểm vì có thể gây xáo trộn thói quen ngủ của trẻ.
  • Từ 1 tuổi trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển từ 2 giấc ngủ ngắn trong ngày thành 1 giấc.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu ngủ trưa?

Để giúp con hình thành thói quen ngủ trưa, bố mẹ có thể thử một số cách dưới đây:
  • Lập thời gian biểu hằng ngày cho trẻ phù hợp với giờ ngủ trưa cố định. Bố mẹ cũng nên điều chỉnh lịch sinh hoạt của bản thân sao cho phù hợp với giờ ngủ trưa của trẻ;
  • Bố mẹ cần đặt trẻ xuống giường đúng giờ ngủ trưa đã quy định để hình thành thói quen cho trẻ, ngay cả khi trẻ không chịu ngủ trưa;
  • Bố mẹ nên sắp xếp một khoảng thời gian thật yên tĩnh trước khi bắt đầu giấc ngủ trưa của trẻ, để trẻ không mải mê vui chơi dẫn đến quá phấn khích và khó ngủ;
  • Hãy cân nhắc về việc cho trẻ ngủ trưa sớm hoặc muộn hơn một chút so với trước đó. 1 giờ chiều là khung giờ ngủ trưa khá điển hình đối với các bé ở trong độ tuổi từ 1 đến 3.
  • Sau bữa trưa, bố mẹ nên cho bé nằm xuống thư giãn, ngay cả khi con không chịu ngủ trưa.
  • Nếu con mệt mỏi và cáu kỉnh hơn vào cuối ngày, bố mẹ nên thử cho bé đi ngủ sớm hơn.

Một số lưu ý khi tạo thói quen ngủ trưa cho trẻ

Để con quen dần với việc ngủ trưa thì bố mẹ nên lên thời gian biểu từ sớm.
Với bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng
  • Bố mẹ hãy chú ý quan sát xem trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hay không (dụi mắt, quấy khóc,...). Nếu trẻ buồn ngủ, bố mẹ hãy nhanh chóng đặt bé lên giường. Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ cố định để tạo thói quen ngủ cho con. Hãy tạo ra một không gian thật yên tĩnh và đủ tối để giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn.
Với trẻ từ 1 đến 6 tuổi
  • Bố mẹ có thể gặp khó khăn khi cho trẻ trong độ tuổi này ngủ trưa. Có trẻ thích ngủ trưa, nhưng một số khác thì lại ham chơi ngay cả khi cơn buồn ngủ đã tới. Thế nên, nếu trẻ không chịu ngủ thì bố mẹ cũng đừng ép trẻ nhé! Thay vào đó, bố mẹ có thể tiếp tục hoạt động chơi nhẹ nhàng hoặc đọc truyện cho bé nghe ở trong phòng, việc này giúp trẻ dễ cảm thấy buồn ngủ hơn. Bố mẹ không nên để trẻ vận động mạnh vì sẽ gây kích thích thần kinh, dẫn đến khó ngủ. Nếu trẻ nhất quyết không chịu ngủ trưa thì đến tối bố mẹ hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn nhé!
Nhiều bố mẹ lo lắng rằng việc ngủ trưa sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của trẻ, đặc biệt với những trẻ ngủ trưa muộn (khoảng 2-3 giờ chiều mới bắt đầu ngủ). Bố mẹ cần cân nhắc về việc cho trẻ ngủ đúng nhu cầu và theo lịch cố định, chứ không nên để trẻ ngủ khi đã quá mệt. Khi trẻ quá mệt thì sẽ rất dễ bị quá giấc, dẫn tới mất ngủ.
Nếu bố mẹ cảm thấy việc ngủ trưa muộn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ buổi đêm của trẻ thì bố mẹ hãy tạo ra không gian phòng ngủ yên tĩnh và tối để giúp con ngủ trưa sớm hơn. Bố mẹ cũng có thể đánh thức trẻ dậy sớm hơn vào buổi sáng để có thêm nhiều thời gian vui chơi, từ đó giấc ngủ trưa cũng bắt đầu sớm hơn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây