9 nguyên tắc cơ bản cần dạy để con trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực.

Thứ sáu - 30/10/2020 12:28
Việc giáo dục cho trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực với người khác là việc cần thiết và phải giáo dục, uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ. Cha mẹ nên tránh suy nghĩa trẻ con thường không biết gì nên khi trẻ có thái độ không đúng mực với người khác thì phụ huynh thường bỏ qua và không có thái độ uốn nắn. Sau đây, chúng tôi xin chia sẽ 9 nguyên tắc cơ bản cần dạy để con trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực.
9 nguyên tắc cơ bản cần dạy để con trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực.
1.Làm gương cho trẻ:
Phương pháp tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể dạy cho con là hãy trở thành tấm gương tốt để trẻ noi theo. Bởi vì, trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm. Nhiều khi cha mẹ không để ý đến việc mình làm, mà vô tình đã làm trẻ học theo thói quen xấu. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên dành thời gian để hướng dẫn trẻ những kỹ năng, phép tắc cơ bản khi đến chơi nhà người khác. Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen cư xử và nói năng lịch sự. Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần tích cực hướng dẫn bé cách sử dụng những cụm từ trên trong những tình huống phù hợp. Nên nhớ là phụ huynh phải thực sự kiên trì và luôn là hình ảnh mẫu mực để trẻ noi theo. Trên nền những phép lịch sự cơ bản ấy, phụ huynh sẽ dễ dàng hướng dẫn trẻ trở thành một người ứng xử lịch sự.
2.Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, lịch sự:
Trẻ có thể học cách chào hỏi từ rất sớm, thậm chí ngay khi mới biết nói. Vào lúc này, phụ huynh đã có thể dạy trẻ cách nói "xin chào" khi gặp mặt hoặc "tạm biệt" khi chia tay. Khi trẻ đã lớn hơn, khoảng 3 - 4 tuổi trở lên, phụ huynh nên bắt đầu dạy trẻ chi tiết hơn về cách chào hỏi. Ví dụ như khi chào nên nhìn thẳng vào mặt người mà mình chào, nếu chào người lớn, nên khoanh tay. Thay vì chỉ nói xin chào, nên chào đầy đủ cả tên, địa vị của người mình gặp, như "cháu chào chú A", hoặc "con chào ông B"... Khi trẻ đã lớn hơn chút nữa, phụ huynh có thể dạy trẻ cách bắt tay khi gặp mặt và nói "cảm ơn" khi rời khỏi một cuộc vui (như sinh nhật, phá cỗ trung thu...) mà trẻ được mời.
Không có gì khiến bạn hạnh phúc và tự hào hơn khi nhận được những lời khen ngợi cùng ánh mắt ngưỡng mộ từ những người hàng xóm hoặc người mới quen biết vì bạn đã là một bà mẹ nuôi dạy con tốt, biết lễ phép, ngoan ngoãn chào hỏi mọi người…
Do đó, để con mãi là niềm tự hào của các bậc cha mẹ, ngay từ khi con còn thơ ấu, cha mẹ hãy làm thế nào để con luôn mạnh dạn chào đón tất cả mọi người, không chỉ là khi khách đến nhà mà thậm chí là ngay cả khi con gặp một ai đó ở cửa hàng tạp hóa. Hãy dạy con mỉm cười thân thiện với tất cả những người con gặp. Chắc chắn điều đó sẽ không chỉ khiến bạn hạnh phúc mà còn làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy thật dễ chịu khi gặp một đứa bé ngoan.
 3.Dạy con nói “làm ơn”, “cám ơn”, “xin lỗi”.
Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng, vì con còn quá nhỏ nên không cần phải quá nghiêm khắc với con, chờ đến khi con lớn hơn thì có thể dạy con cũng được. Đó là một trong những quan điểm nuôi dạy con sai lầm. Bởi bao giờ việc nuôi dạy con từ khi còn nhỏ cũng dễ dàng và hữu ích hơn rất nhiều, trẻ sẽ tiếp thu và hình thành thói quen theo sự uốn nắn khi tâm sinh lý còn đơn giản.
Do đó, hãy dạy con ứng xử với mọi người một cách lịch sự. Khi con làm gián đoạn cuộc trò chuyện của một ai đó hoặc làm phiền, cần sự giúp đỡ của người khác, hãy dạy con nói “làm ơn – xin lỗi”.
Những cách nói kiểu như “Làm ơn”, “Vui lòng”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi”, “Con có thể…”, "xin mời", "vâng", "dạ"... là những từ ngữ rất quan trọng trong giao tiếp. Để trẻ hiểu được như vậy, trước hết, chính phụ huynh phải là tấm gương sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những từ ngữ này trong cuộc sống hằng ngày. Giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của từng từ và cách dùng chúng trong từng hoàn cảnh. Nhắc nhở kịp thời nếu trẻ quên hay sử dụng sai.
4.Dạy trẻ biết tôn trọng người khác:
Đây chính là yếu tố rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Hãy dạy bắt đầu bằng bài học tôn trọng người lớn xung quanh trẻ, bạn bè và cả chính bản thân trẻ. Phụ huynh nên tôn trọng trẻ, trẻ sẽ biết rằng cảm giác được tôn trọng như thế nào và bắt đầu hiểu tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Trẻ biết tôn trọng người khác sẽ quan tâm đến mọi người, có tinh thần trách nhiệm và trẻ sẽ hoà thuận với bạn bè cùng lứa.
5. Giáo dục ứng xử đối với gia đình :
Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình, kính trên nhường dưới.
Ứng xử trong khi đi, về; lúc ăn uống đảm bảo lễ phép, có chào mời, thưa gửi, xin phép. Khi được hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng. Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người hơn tuổi.
Ứng xử trong quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.
Trường trung cấp dược Hà Nội thông báo xét tuyển các lớp trung cấp dược, trung cấp điều dưỡng và trung cấp y học cổ truyền đi học ngay tại Hà  Đông- Hà Nội năm 2016
Ứng xử khi có khách đến thăm nhà và ra về đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.
 Ứng xử trong công việc gia đình đảm bảo làm việc chăm chỉ, vừa sức, không cãi cọ, cau có khi bị nhắc nhở, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, phải có trách nhiệm với công việc của mình.
6. Giáo dục ứng xử đối với thôn, xóm, bản, tổ dân phố nơi cư trú :
Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo đúng mực, lịch sự, lễ phép, ân cần giúp đỡ, chia sẻ, hỏi thăm, quan tâm, chân tình, không cãi cọ, xích mích.
Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
Ứng xử trong thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú phải chấp hành nghiêm chỉnh, không vi phạm các quy ước, hương ước, các quy định đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện. Sống tuân các thuàn phong mỹ tục.
7.Trả lời điện thoại một cách lịch sự:
Để dạy con làm được điều này, có thể các bậc cha mẹ sẽ phải mất một khoảng thời gian dài, tùy thuộc vào khả năng, sở thích cũng như phương pháp mà bố mẹ áp dụng dạy dỗ đối với con. Hãy dạy cho con kỹ năng và thành lập thói quen khi con trả lời điện thoại. Tuyệt đối đừng để trẻ nói trống không và lối hỏi đáp “nhát gừng”.
Bố mẹ có thể dạy con một vài câu nói cơ bản như: “Xin lỗi! Cháu có thể biết ai ở đầu dây bên kia không ạ?” hoặc: “Cháu rất tiếc! Hiện tại mẹ cháu không có ở nhà. Cô có muốn để lại lời nhắn nào đó cho mẹ cháu không ạ?”…
8.Không chơi trò đánh trống trên bát đĩa:
Đây không chỉ là thói quen xấu mà còn là một trong những hành vi khiếm nhã bên bàn ăn, nhất là khi gia đình bạn có khách. Do đó, thay vì để con tự tiện cầm đũa, thìa gõ vào bát đĩa, cha mẹ hãy tạo cho con tư thế ngồi ăn nghiêm chỉnh, lịch sự, không gào thét khi chưa có món ăn…
Những điều cơ bản đó sẽ giúp con hình thành thói quen và phong thái đĩnh đạc, ứng xử điềm tĩnh trong suốt cuộc sống của trẻ về sau.
9.Không đánh nhau với những đứa trẻ khác:
Đây có thể là nhiệm vụ không dễ dàng gì cho các bậc cha mẹ bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh, quản lý và giúp con kiểm soát cơn giận dữ. Nhưng việc giáo dục con là điều cần thiết và hãy dạy con bất cứ lúc nào cho đến khi con nhận thức rõ ràng được điều đó.
Hãy nói với con rằng việc đánh bạn sẽ biến con thành người thua cuộc, đấy là hành vi xấu. Đó sẽ là cách thức bố mẹ tiến tới định hình tính cách cũng như giúp trẻ có thể tự kiềm chế được mình trong tương lai.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây